Việc Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án khu đô thọ (KĐT) lấn biển Cần Giờ được xem là dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị hướng biển của TP. HCM. Đặc biệt, khu đô thị lấn biển Cần Giờ có công trình điểm nhấn chính là tháp biểu tượng cao 108 tầng nằm ở khu vực mũi Hải Đăng - công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn có thể được quan sát từ mọi vị trí của khu đô thị.
Tòa tháp chọc trời được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng mới của TP. HCM sẽ xây dựng ở khu vực mũi Hải Đăng, nằm trong quy hoạch ô đất C3-30 trong phân khu C của dự án, với chức năng hỗn hợp bao gồm nhà ở, dịch vụ thương mại và khách sạn. Đây sẽ là công trình cao nhất Việt Nam, vượt qua Landmark 81 và là một trong những tòa tháp cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Tháp chọc trời này sẽ được thiết kế với chức năng hỗn hợp, gồm nhà ở, dịch vụ thương mại, văn phòng và khách sạn.
Phối cảnh phân khu A, dự án KĐT lấn biển Cần Giờ.
Án ngữ ở vị trí đắc địa, công trình này có thể được quan sát từ nhiều vị trí trong KĐT, tạo nên điểm nhấn kiến trúc độc đáo và hiện đại.
Theo như quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được UBND TP. HCM phê duyệt, tòa tháp sẽ được xây dựng tại phân khu với định hướng phát triển thành trung tâm tài chính, kinh tế, thương mại, dịch vụ, văn phòng và bến cảng cùng với các KĐT hiện đại, gồm biệt thự, chung cư và nhà liên kế.
Phối cảnh tòa tháp 108 tầng ở mũi Hải Đăng thuộc khu C.
Việc hình thành tòa tháp 108 tầng không chỉ khẳng định vị thế vươn xa về kiến trúc và tầm vóc đô thị mà còn đóng vai trò hạt nhân kích hoạt sự phát triển kinh tế biển, đô thị hóa khu vực Cần Giờ.
Trong chiến lược phát triển đô thị gắn với bản sắc sinh thái và biển đảo, tòa tháp được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng mới của thành phố mang tên Bác trong kỷ nguyên xanh – công nghệ – biển cả.
Tòa tháp 108 tầng tại Khu đô thị lấn biển Cần Giờ không đơn thuần là một công trình cao tầng, mà còn là tuyên ngôn đầy táo bạo về khát vọng vươn tầm quốc tế của TP. HCM trong thế kỷ 21.
Với vị trí chiến lược hướng biển, thiết kế hiện đại mang tính biểu tượng và vai trò là hạt nhân phát triển cho trung tâm tài chính – dịch vụ tương lai, công trình này hứa hẹn sẽ định hình một diện mạo mới cho đô thị biển đầu tiên của thành phố. Khi hoàn thành, tòa tháp không chỉ là điểm nhấn kiến trúc, mà còn là biểu tượng cho tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh tiên phong và tinh thần hội nhập toàn cầu của một đô thị năng động nhất cả nước.
Tòa nhà cao nhất TP.HCM và cũng là tòa nhà cao nhất tại Việt Nam hiện nay là Landmark 81 tại quận Bình Thạnh. Với 81 tầng, chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh là 469,5m, được xếp hạng là tòa nhà cao thứ 17 trên thế giới và thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á. Một dự án khác đang được xây dựng tại TP. Thủ Đức (TP.HCM) là tòa nhà Empire City - dự án phức hợp gồm trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao, văn phòng hạng A, căn hộ cao cấp và tòa tháp có chiều cao 88 tầng tên Empire 88 Tower. Nếu Empire City xây dựng xong, thì soán ngôi của Landmark 81, trở thành tòa nhà cao nhất TP.HCM.
H.Anh (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)