Nguồn tin từ Không quân Indonesia cho biết, họ đã phát hiện một thi thể nam giới tại khu vực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích. Theo Guardian, chính quyền Indonesia đang mở một cuộc họp báo khẩn để xác minh những mảnh vỡ vừa được tìm thấy.
Các nhân viên đang phân tích dữ liệu tại Cơ quan Tìm kiếm Cứu hộ
Quốc gia Indonesia, có trụ sở ở Jakarta. Ảnh: Reuters
14:50 ngày 30/12/2014
Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Indonesia cho biết khu vực phát hiện mảnh vỡ có độ sâu từ 20 đến 25 m. Họ sẽ điều động các thợ lặn tới khu vực này.
14:42 ngày 30/12/2014
Theo Guardian, chính quyền Indonesia đang mở một cuộc họp báo khẩn để thông tin về những mảnh vỡ vừa được tìm thấy.
14:36 ngày 30/12/2014
Hãng RIA Novosti dẫn lời trung úy Ba Prabowo thuộc Không quân Indonesia cho biết, phát hiện một thi thể tại khu vực có các mảnh vỡ nghi là một phần của chiếc máy bay QZ8501 mất tích. “Xác người trôi nổi trên sóng. Sau khi quan sát lại các hình ảnh, chúng tôi xác định đây là thi thể”, trung úy Ba Prabowo nói.
14:35 ngày 30/12/2014
Indonesia chính thức xác nhận những mảnh vỡ vừa tìm thấy là của chiếc máy bay AirAsia mất tích.
"Cho tới thời điểm này có thể khẳng định rằng, các mảnh vỡ là của máy bay AirAsia", ông Dwi Putrato-quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Indonesia cho biết.
Ông này cũng cho biết thêm rằng sẽ khẩn trương tìm kiếm người sống sót. Mặc dù nước ở vùng biển Java khá ấm áp, nhưng hy vọng rất mong manh khi đã hơn 40 giờ trôi qua kể từ khi vụ việc xảy ra.
14:25 ngày 30/12/2014
Một nhiếp ảnh gia của hãng tin Pháp có mặt trên chuyến bay tham gia
tìm kiếm cũng cho hay, ông thấy các mảnh vỡ này trông giống xuồng
cứu hộ, áo phao, và các ống dài màu cam.
14:24 ngày 30/12/2014
Theo Telegraph, một phát ngôn viên chính Hải quân Indonesia cho biết, "đã phát hiện hình ảnh thi thể người nổi trên mặt nước, cách các mảnh vỡ không xa".
14:15 ngày 30/12/2014
Ông Dwi Putrato- quan chức Bộ Giao thông Vận tải Indonesia, cho biết : "Chúng tôi phát hiện thấy khoảng 10 vật thể lớn nhỏ. Chúng nằm cách vị trí chiếc máy bay mất liên lạc khoảng 10 km. Có thể là mảnh vỡ của máy bay mất tích. Chúng tôi đang cố gắng xác minh. Một máy bay lên thẳng đã được cử tới để quan sát rõ hơn các vật thể này".
14:11 ngày 30/12/2014
Bức ảnh chụp từ máy bay của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Indonesia
(Basarnas) trên vùng biển Java cho thấy các mảnh vỡ nghi là
của máy bay QZ8501 mất tích. Ảnh: Guardian.
13:37 ngày 30/12/2014
Mảnh vỡ nghi là đuôi máy bay AirAsia mất tích. Ảnh: Merdeka
13:35 ngày 30/12/2014
Một ngư dân vừa phát hiện mảnh vỡ được cho là một phần của đuôi máy bay AirAsia mất tích. Mảnh vỡ này được tìm thấy ở vùng biển đảo Belinyu.
Theo mô tả mảnh vỡ này dài 4m, rộng 1m, sơn màu đỏ và màu trắng.
Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia đã gửi hai máy bay tới vị trí phát hiện mảnh vỡ để kiểm tra.
11:21 ngày 30/12/2014
Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Indonesia (Basarnas) đã nhận được hai tín hiệu khẩn cấp phát đi từ vùng biển gần quần đảo Pacific, nơi mà trạm kiểm soát không lưu nhận được tín hiệu cuối cùng của chuyến bay QZ8501 trước khi nó biến mất. Tuy nhiên, giám đốc Basarnas Bambang Soelistyo cho biết, đây không phải là tín hiệu từ chuyến bay QZ8501 mất tích
11:19 ngày 30/12/2014
Ảnh: Twitter
11:18 ngày 30/12/2014
Trên trang Twitter cá nhân, Tư lệnh Hải quân Malaysia, ông Abdul Aziz Jaafar, cập nhật về quá trình truy dấu QZ8501. Ông đánh giá đây là một cuộc tìm kiếm khó khăn.
11:12 ngày 30/12/2014
Các thành viên thuộc Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Indonesia (Basarnas)
trên một con tàu tìm kiếm dấu vết máy bay mất tích QZ8501 ở vùng biển
Đông Belitung sáng 30/12. Nguồn: Guardian
11:11 ngày 30/12/2014
Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Indonesia (Basarnas) đã nhận được hai tín hiệu khẩn cấp phát đi từ vùng biển gần quần đảo Pacific, nơi mà trạm kiểm soát không lưu nhận được tín hiệu cuối cùng của chuyến bay QZ8501 trước khi nó biến mất.
Tuy nhiên, giám đốc Basarnas Bambang Soelistyo cho biết, đây không phải là tín hiệu từ chuyến bay QZ8501 mất tích.
1133 ngày 30/12/2014
Một cậu bé đang tìm tên người dì của mình trong danh sách các hành
khách trên chuyến bay QZ8501 ở sân bay quốc tế Juanda
(Indonesia). Nguồn: Straitstimes
10:42 ngày 30/12/2014
Hàn Quốc đã liên lạc với sáu quốc gia, bao gồm Đài Loan, Philippines, Singapore, Malaysia, Brunei và Indonesia để cho phép máy bay trên bay qua không phận các nước này.
"Ngay sau khi các thủ tục cần thiết hoàn thành, P-3C sẽ được điều đến Indonesia vào đêm mai", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
10:35 ngày 30/12/2014
Ngày mai, 31/12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ gửi một máy bay trinh sát P-3C để tham gia cuộc tìm kiếm máy bay mất tích QZ8501 do Indonesia dẫn đầu.
10:34 ngày 30/12/2014
Công cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của AirAsia bước
sang ngày thứ ba. Ảnh: The Guardian
10:30 ngày 30/12/2014
Theo Channel News Asia, Phó tư lệnh Không quân Indonesia Marshall cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, mọi thông tin về dấu hiệu khả nghi liên quan đến máy bay mất tích QZ8501 đều là sai lệch.
10:27 ngày 30/12/2014
Nói trên truyền hình địa phương, ông Bambang Sulistyo, Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm - Cứu nạn Quốc gia Indonesia cho biết, công tác tìm kiếm sẽ được mở rộng ra các khu vực đất liền; trực thăng rà soát trên đảo lớn Kalimantan và một số đảo nhỏ gần đó. Hiện nay, khu vực tìm kiếm tập trung vào vùng biển Java giữa đảo Sumatra và đảo Kalimantan (còn gọi là đảo Borneo), Xinhua đưa tin.
10:13 ngày 30/12/2014
Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm - Cứu nạn Quốc gia Indonesia, ông Bambang Sulistyo cho biết, tính đến sáng nay, khoảng 30 tàu, 15 máy bay cánh cố định và 7 máy bay trực thăng của Indonesia, Malaysia, Singapore và Úc đã và đang tìm kiếm máy bay QZ8501 trong khu vực 10.000 hải lý vuông.
1038 ngày 30/12/2014
Nguồn: Telegraph
1038 ngày 30/12/2014
Anh Sudarsan Pattnaik, nghệ sĩ tranh cát của Ấn Độ đã hoàn thành tác phẩm điêu khắc làm từ cát trên bãi biển Golden ở Puri, phía đông bang Orissa của Ấn Độ, mô tả máy bay MH370 và QZ8501 mất tích.
1030 ngày 30/12/2014
Ảnh: CNA
09:59 ngày 30/12/2014
Chỉ huy căn cứ không quân Indonesia, ông Marshall Dwi Putranto, khẳng định mọi vật thể khả nghi được phát hiện trong 2 ngày tìm kiếm vừa qua đều không phải là mảnh vỡ của máy bay mất tích, theo CNA.
Nhà báo John Walton của The Guardian cho rằng, đám khói xuất hiện tại khu vực tìm kiếm máy bay mất tích là do người dân địa phương đốt cây để sản xuất giấy. Đây là hoạt động bình thường tại khu vực vào thời điểm này trong năm.
09:56 ngày 30/12/2014
Channel News Asia dẫn thông tin từ giới chức Indonesia cho hay, khu vực tìm máy bay mất tích tại đảo Belitung mở rộng về phía nam với sự tham gia của 6 tàu.
09:49 ngày 30/12/2014
Một binh sĩ của quân đội Indonesia trong chiến dịch tìm kiếm và
cứu nạn máy bay AirAsia mất tích sáng nay (30/12). Ảnh: Guardian
09:41 ngày 30/12/2014
VIDEO: Cận cảnh khu trục hạm Mỹ tìm kiếm máy bay QZ 8051
09:37 ngày 30/12/2014
Theo CBS News, đội tìm kiếm Indonesia đã phát hiện thấy có khói bốc lên ở khu vực gần quần đảo Long Island thuộc biển Java.
Tiến sĩ Max Ruland, người đứng đầu chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn Indonesia, cho biết đã điều 2 máy bay Cessna đến nơi báo có khói để điều tra.
"Bất kỳ dấu hiệu nào trong công cuộc tìm kiếm mà liên quan đến chiếc máy bay mất tích phải được điều tra cẩn thận ở giai đoạn này", nhà báo John Walton nói.
09:25 ngày 30/12/2014
Indonesia thông báo mở rộng vùng tìm kiếm chiếc máy bay AirAsia mất tích lên 13 vùng trong ngày hôm nay 30/12.
Vị trí 13 khu vực tìm kiếm QZ8501 từ trên không. Ảnh: Channel News Asia.
09:24 ngày 30/12/2014
Ngày 30/12, một chuyên gia hàng không Úc nói rằng, lỗi con người đã dẫn tới sự biến mất của chuyến bay QZ8501, sau khi phi công bay thẳng vào khu vực nguy hiểm khét tiếng phía trên biển Java, Xinhua đưa tin sáng nay.
Chuyên gia Neil Hansford cho rằng, cơ trưởng người Indonesia hoặc cơ phó người Pháp đã đưa ra một kế hoạch bay nguy hiểm. Ông Hansford nói rằng, các phi công dày dạn kinh nghiệm luôn tránh khu vực nguy hiểm, họ không bay qua đó vì máy bay có thể rơi.
“Họ gọi khu vực đó là nhà máy sản xuất bão kèm sấm sét và mưa to”, ông nói. Theo vị chuyên gia Úc, nguyên nhân máy bay mất tích không thể là lỗi kỹ thuật.
Ông Hansford cũng nêu nghi vấn về vấn đề tổ lái chuyến bay QZ8501 có nghiên cứu kỹ thông tin thời tiết ở thành phố Surubaya và cách thức họ liên lạc. “Ngôn ngữ chính của cơ trưởng là Bahasa, của cơ phó là tiếng Pháp. Tiếng Anh của hai người tốt đến mức nào?”, chuyên gia Úc đặt câu hỏi.
09:23 ngày 30/12/2014
Hai máy bay nhỏ được cử đi kiểm tra thông tin về một đám cháy được
phát hiện trên một hòn đảo ở trong khu vực tìm kiếm
08:47 ngày 30/12/2014
Tờ Tempo của Indonesia đưa tin, một nhóm pháp sư đã đề nghị hỗ trợ xác định vị trí chiếc máy bay mất tích QZ8501 bằng các phương pháp siêu nhiên. Tuy nhiên, chính quyền Indonesia đã từ chối lời đề nghị này.
Ảnh: CNA
08:34 ngày 30/12/2014
Thời tiết tại khu vực tìm kiếm tại đảo Belitung có mây, sóng cao từ 1 đến 2 m, CNA dẫn lời ông Purwanto, chỉ huy trưởng của căn cứ hải quân tại Manggar cho hay. Ông nói thêm rằng trời có thể sẽ mưa. Tuy nhiên, việc tìm kiếm máy bay mất tích vẫn tiếp tục, trừ trường hợp điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt.
08:32 ngày 30/12/2014
Hải quân Mỹ cho biết họ sẽ điều tàu khu trục USS Sampson tới hỗ trợ chiến dịch tìm kiếm, dự kiến nó sẽ tới khu vực tìm kiếm vào cuối ngày 30/12.
Theo CNN, hơn 1.100 nhân viên cứu hộ tới từ Australia, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, và New Zealand tham gia đội tìm kiếm do Indonesia đứng đầu.
08:31 ngày 30/12/2014
Tàu khu trục USS Sampson của Mỹ sẽ hỗ trợ chiến dịch, dự kiến nó
sẽ tới khu vực tìm kiếm vào cuối ngày 30/12.
08:12 ngày 30/12/2014
Ông Wisnu Darjono, giám đốc an toàn của AirNav cho biết, vào 6h12, cơ trưởng Iriyanto, 53 tuổi, đã xin phép được rẽ trái để tránh một cơn bão. Yêu cầu này được chấp thuận ngay lập tức và máy bay đã chuyển hướng.
07:39 ngày 30/12/2014
Trên trang Twitter cá nhân, ông Tony Fernandes, Giám đốc điều hành hãng AirAsia chia sẻ: “Đây là một trong những ngày khó khăn nhất đối với tôi”. Người đứng đầu AirAsia cũng cho biết rằng ông đã dành nhiều thời gian để gặp gỡ thân nhân các hành khách và phi hành đoàn.
07:38 ngày 30/12/2014
Hai binh sĩ hải quân đang kiểm tra trực thăng trước khi tham gia tìm
kiếm chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không
Indonesia AirAsia - Ảnh: Reuters
07:21 ngày 30/12/2014
Theo một nguồn tin, chính phủ Mỹ cho biết không có công dân Mỹ nào trong số 155 hành khách và 7 phi hành đoàn trên chuyến bay QZ8501. Tuy nhiên, phía Mỹ đang xem xét đề nghị từ Indonesia hôm 29/12 giúp đỡ tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không AirAsia.
Ông Jeffrey Rathke, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ cần thêm “một ít thời gian” trong việc phản hồi phía Indonesia. Nước này vẫn chưa tiết lộ sẽ giúp Indonesia bằng cách nào nhưng “sẽ tìm cách tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu giúp đỡ từ phía Indonesia”.
06:57 ngày 30/12/2014
Trong số người trên chuyến bay QZ8501 có gia đình ông Gusti Made Bobi Sidarta, một doanh nhân bất động sản ở Indonesia. Ông Sidarta cùng vợ là bà Donna Indah Nurwatie, 2 con Gusti Ayu Putriyana Permata S và Gusti Ayumade Keisha Putri S đang trên đường đến Singapore để nghỉ lễ.
Ông Sidarta nhờ người chụp ảnh mình đứng trước máy bay QZ8501 trước
khi khởi hành, và dùng ảnh này làm avatar cho tài khoản BlackBerry
Messenger của mình. Nguồn: Channel News Asia
06:56 ngày 30/12/2014
"Máy bay vẫn đang bay theo lộ trình bình thường, gặp phải thời tiết xấu và rơi xuống. Đây không phải bí ẩn lớn giống như sự biến mất của MH370 hay nhẫn tâm như vụ bắn hạ MH17”, Thủ tướng Úc Tony Abbott nói với kênh phát thanh Sydney 2GB.
06:38 ngày 30/12/2014
Tính đến cuối ngày 29/12, việc tìm kiếm máy bay AirAsia số hiệu
QZ8501 mất tích ở biển Java, Indonesia vẫn chưa có kết quả.
06:36 ngày 30/12/2014
Tờ New Straits Times ngày 29/12 đã đăng tải tuyên bố mới nhất của AirAsia cho biết, hãng bàng hoàng và đau lòng trước sự cố mất tích chiếc máy bay mang số hiệu QZ8501 ngày 28/12.
Tuyên bố cho biết, AirAsia sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để xác định nguyên nhân của sự cố này.
06:30 ngày 30/12/2014
Sơ đồ đường bay và khu vực tìm kiếm QZ8501. Nguồn: Telegraph
06:28 ngày 30/12/2014
Theo BBC, sự cố QZ8501 có những điểm tương đồng với vụ biến mất bí ẩn của máy bay Airbus A330 do hãng Air France khai thác năm 2009 trên Ấn Độ Dương. Trong sự cố với chuyến bay số hiệu 447 làm 228 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng, người ta phát hiện một số bộ phận cảm biến của máy bay bị đóng băng khiến số liệu sai dẫn tới tai nạn kinh hoàng.
06:27 ngày 30/12/2014
Ngày 29/12, người thân của hành khách chuyến bay QZ8501 mỏi
mòn chờ tin ở sân bay quốc tế Surabaya (Indonesia). Ảnh: Xinhua
06:26 ngày 30/12/2014
Tại buổi họp báo ở Surabaya, Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla kêu gọi thân nhân hành khách trên chuyến bay QZ8501 kiên nhẫn. Ông cho biết những nỗ lực tìm kiếm lớn nhất đang được triển khai nhưng chưa tìm thấy mảnh vỡ nào của chiếc phi cơ mất tích.
06:26 ngày 30/12/2014
Hãng tin Pháp dẫn lời các quan chức Indonesia cho biết các vật thể khả nghi mà máy bay Australia phát hiện được không phải là của máy bay mất tích.
06:13 ngày 30/12/2014
Ngày 29/12, từ trên máy bay vận tải Hercules C-130, một thành viên
không lực Indonesia tìm kiếm vật thể nghi của QZ8501. Ảnh: Xinhua
06:12 ngày 30/12/2014
Trong một tuyên bố ngày 29/12, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết, ông đã chỉ thị cho tất cả các bộ ngành liên quan sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, theo Tân Hoa xã.
Sau ngày thứ 2 tìm kiếm máy bay của Air Asia vẫn chưa có kết quả nào. Hiên Mỹ, Hàn Quốc, Australia và Việt Nam cũng đã đề nghị hỗ trợ công tác tìm kiếm chiếc máy bay.
0639 ngày 30/12/2014
Máy bay vận tải Hercules C-130 của Không quân Indonesia bay trên
eo biển Karimata hôm 29/12 để tìm kiếm QZ8501. Ảnh: Xinhua
0633 ngày 30/12/2014
Karimata là một eo biển rộng nối liền biển Đông với biển Java, nằm giữa hai đảo Sumatra và Borneo ở Indonesia. Eo biển này rộng khoảng 200 km nếu tính từ Borneo tới đảo Belitung.
0632 ngày 30/12/2014
Theo các thông tin về hoạt động tìm kiếm, Singapore đã cử 4 tàu hải quân cùng một máy bay C-130 tới khu vực nghi vấn. Malaysia cũng đưa 3 tàu hải quân vùng một máy bay vận tải C-130 Hercules đến tìm QZ8501. Indonesia cũng cử ít nhất 7 tàu từ Jakarta cùng trực thăng ở căn cứ không quân trên đảo Karimata tham gia tìm kiếm cứu nạn.
Những tình tiết chính trong sự cố QZ 8501
Máy bay biến mất 42 phút sau khi cất cánh từ Surabaya, Indonesia tới Singapore sáng ngày 28/12, ở vùng biển quanh đảo Belitung, biển Java, Indonesia.
Trước khi máy bay biến mất khỏi màn hình radar, phi công đã yêu cầu thay đổi độ cao vì thời tiết xấu. Máy bay tăng độ cao từ 9.750 m lên 11.500 m.
Máy bay mất liên lạc khi chở 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. Phần lớn người trên chuyến bay QZ8501 là công dân Indonesia. Indonesia, Singapore, Malaysia và Australia tiếp tục chiến dịch tìm kiếm cứu nạn sau khi tạm ngừng vào đêm 29/12.
AirAsia, công ty hàng không giá rẻ trụ sở tại Malaysia, khai thác máy bay mất tích từ năm 2008. Nó đã thực hiện 13.600 chuyến bay. AirAsia chưa mất bất kỳ phi cơ nào vì tai nạn trong suốt 2 thập niên qua.
Theo Tienphong.vn