Tỉnh Quảng Nam nhiều vàng nhất cả nước
Trên toàn nước có khoảng 500 điểm khai thác vàng. Trong đó, kết quả thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho thấy, mỏ vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam là mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất cả nước.
Mỏ vàng Bồng Miêu thuộc xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam được đánh giá là “lãnh địa vàng”. Mỏ vàng này được xem là nguồn kinh tế quan trọng cho Quảng Nam, tạo nhiều công ăn việc làm và đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh.
Người Pháp đã từng thăm dò mỏ vàng Bồng Miêu từ những năm 1859. Năm 1918, mỏ này khai thác được 74kg vàng nhưng sau đó bị đóng cửa vì giá vàng sụt giảm.
Gần đây nhất mỏ vàng Bồng Miêu được khai thác trở lại, đã tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, được xem là lãnh địa vàng. Khu vực mỏ vàng Bồng Miêu do Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu quản lý, khai thác từ năm 1992. Đến tháng 3/2016, giấy phép khai thác mỏ này đã hết hạn và Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu cũng đã bị tuyên bố phá sản trong năm 2018.
Quảng Nam có trữ lượng vàng lớn nhất Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)
Chính điều này dẫn tới việc người dân nhiều nơi kéo tới khai thác trái phép. Thế nên 3/2022, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có quyết định đồng ý để tỉnh Quảng Nam thực hiện đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu. Tháng 8/2022, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư gần 20 tỷ đồng để đóng cửa mỏ vàng này.
Mỏ vàng thứ hai ở Quảng Nam là mỏ vàng Đăk Sa ở Phước Sơn (Quảng Nam) với trữ lượng khoảng 7 tấn vàng. Vào năm 2012, sản lượng vàng ròng thu được từ mỏ Phước Sơn. Hiện nay, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn là đơn vị được cấp phép khai thác vàng tại hai khu vực là Bãi Đất và Bãi Gõ, thuộc mỏ vàng Đăk Sa, trong khuôn khổ Dự án Khai thác khoáng sản quặng vàng tại khu vực Phước Sơn. Nhưng đến tháng 2/2025 thì Cục Khoáng sản Việt Nam có công văn gửi UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị có ý kiến về Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản quặng vàng gốc tại khu vực Đăk Sa.
Quảng Nam dự kiến sẽ sáp nhập với Đà Nẵng
Tên gọi Quảng Nam ra đời từ những năm 1471 từ sau chiến thắng Trà Bàn của Lê Thánh Tông và tồn tại cho đến ngày nay.
Quảng Nam có 2 thành phố là Tam Kỳ và Hội An. Quảng Nam có địa lý thuận lợi để kết nối giao thương với các địa phương khác.
Một góc tỉnh Quảng Nam.
Quảng Nam cũng là tỉnh duy nhất của Việt Nam có 2 di sản văn hóa thế giới gồm Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An. Tỉnh cũng có Đảo cù Lao Chàm là khu dự trữ sinh quyển thế giới, có vẻ đẹp hoang sơ, biển cát trắng sáng, cảnh quan đẹp. Khu kinh tế Chu Lai là khu kinh tế mở ven biển đầu tiên của Việt Nam cũng thuộc tỉnh này.
Trong phương án sáp nhập tỉnh thành năm 2025, Quảng Nam hợp nhất với Đà Nẵng đổi tên thành Đà Nẵng và trung tâm hành chính ở Đà Nẵng.
H.Anh (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)