Các nhà khoa học dự đoán bão Mặt trời sẽ ập xuống khí quyển Trái đất vào thứ 6 ngày 13 (giờ Mỹ), có nghĩa là ngày bị phương Tây xem là xui xẻo này đồng thời sẽ xuất hiện trăng tròn lẫn rối loạn bức xạ từ Mặt trời.
Một số làn sóng bức xạ đã va đập với khí quyển địa cầu vào đầu tuần ngay sau khi các vết lóa xuất hiện, và cứ mỗi trường hợp bùng phát trên bề mặt Mặt trời, sóng vô tuyến viễn thông trên phần Trái đất đối diện với Mặt trời lại bị nhiễu khoảng 1 giờ.
Mặt trời liên tục phun ra 3 vết lóa cấp X, với một CME (Ảnh: NASA)
Cả ba vết lóa đều được thiết bị của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (
Một CME xuất hiện khi thể plasma và những hạt mang điện tích cao bị tống khỏi bề mặt Mặt trời vào không gian, hình thành một đám mây và gây nên bão Mặt trời đặc biệt mạnh.
May mắn là CME đánh vào địa cầu ngày 13/6 không đến nỗi phá sập hệ thống điện trên Trái đất, nhưng chắc chắn quang cực sẽ xuất hiện.
Trong "ngày đen tối" thứ 6 ngày 13, hiện tượng hiếm Mặt trăng tròn cũng xuất hiện vào thời gian rạng sáng. Theo tính toán của các nhà khoa học thì hiện tượng này sẽ quay lại sau 35 năm nữa tức là vào ngày 13/8/2049.
Các nhà thiên văn học gọi hiện tượng này là Mặt trăng dâu tây bởi vì thời điểm hiện tại là mùa thu hoạch dâu tây của các bộ lạc Algonquin tính theo Niên lịch Old Farmer.
Theo Thanh Niên