Theo đó, người lao động thuộc một trong các nhóm đối tượng quy định, nếu nghỉ hưu sớm từ 2 đến 10 năm so với độ tuổi nghỉ hưu thông thường, vẫn được nhận lương hưu mà không bị trừ tỷ lệ, miễn là đáp ứng các điều kiện cụ thể về tuổi đời, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và tính chất công việc.
Ba nhóm đối tượng được nghỉ hưu sớm không bị trừ lương hưu
Căn cứ khoản 2 điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 67/2025/NĐ-CP), các trường hợp dưới đây sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu nếu đủ điều kiện:
Người còn từ 2 đến dưới 5 năm tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu, có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Người còn từ trên 5 đến dưới 10 năm tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu, có đủ điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo quy định mới, nhiều lao động nghỉ hưu trước tuổi vẫn có thể nhận lương hưu tối đa 75% nếu đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội. (Ảnh minh họa)
Người còn từ 2 đến dưới 5 năm tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu, đã có ít nhất 15 năm làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn hoặc trong ngành nghề độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.
Đặc biệt, quy định này áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc lực lượng vũ trang nghỉ hưu sớm do lý do sắp xếp lại đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy.
Điều kiện nhận lương hưu tối đa 75% cần lưu ý
Dù được nghỉ hưu sớm không bị trừ tỷ lệ, mức lương hưu hàng tháng vẫn căn cứ theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.
Lao động nam cần có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để đạt mức hưởng tối đa 75%.
Lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng mức 75% lương hưu.
Theo luật, cả nam và nữ sẽ được hưởng 45% lương hưu nếu có 20 năm (nam) và 15 năm (nữ) đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, mỗi năm đóng thêm được cộng 2%, đến khi đạt tối đa 75%.
Như vậy, nếu đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động thuộc diện nghỉ hưu do sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn có thể nghỉ sớm mà không lo bị trừ lương hưu, đồng thời được hưởng đầy đủ tỷ lệ tối đa lên đến 75%.
Quy định mới này góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu tổ chức, đồng thời khuyến khích việc nghỉ hưu chủ động, linh hoạt trong một số ngành nghề đặc thù hoặc khu vực khó khăn.
H.Anh (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)