Sở Xây dựng TP Huế đã có văn bản gửi Sở Tài chính nhằm xác định và trình UBND TP Huế chấp thuận tài khoản chủ đầu tư cho dự án khu đô thị tại địa bàn phường Dương Nỗ, phường Phú Thượng (quận Thuận Hóa) và xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang).
Theo nội dung trình bày, dự án khu đô thị mới này đóng vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa các định hướng phát triển không gian, hạ tầng kỹ thuật theo kế hoạch Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đồng thời, đây cũng là một trong những dự án chiến lược góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
Dự án được triển khai tại Khu C – Khu đô thị mới An Vân Dương, với tổng diện tích đất sử dụng 150,08 ha, do Sở Xây dựng TP Huế làm đơn vị trình. Theo ông Hoàng Tiến Minh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Huế, dự án sẽ hình thành khu đô thị với quy mô dân số dự kiến 9.780 người, bao gồm 2.700 căn nhà ở, 3 khu dịch vụ cao tầng, 2 khu dịch vụ thấp tầng, cùng hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ.
Các công trình công cộng trong dự án gồm: trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, công viên cây xanh, quảng trường, cùng với các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế nhằm phục vụ đầy đủ nhu cầu sinh hoạt của cư dân trong khu đô thị mới.
Một góc TP. Huế.
Tổng vốn đầu tư cho toàn bộ dự án dự kiến hơn 19.700 tỷ đồng. Trong đó, đơn vị tư vấn phải đảm bảo tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư để đảm bảo năng lực tài chính thực hiện.
Theo kế hoạch, sau khi được UBND TP Huế chấp thuận tài khoản chủ đầu tư, dự án sẽ bước vào giai đoạn tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong Quý II/2025, ký kết hợp đồng vào Quý IV/2025. Khởi công xây dựng vào quý I/2026, dự kiến hoàn thiện và đưa toàn bộ dự án vào khai thác sử dụng trong quý I/2034.
Tổng thời gian thực hiện không quá 96 tháng (8 năm), trong đó, thời gian hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật không quá 36 tháng kể từ ngày Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Đáng chú ý, Sở Xây dựng cũng đã đề xuất yêu cầu nhà đầu tư phải dành tối thiểu 20% quỹ đất trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động và các đối tượng chính sách xã hội.
Ngoài việc tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội cho TP. Huế nói chung, quận Thuận Hóa và huyện Phú Vang nói riêng, dự án còn mở ra cơ hội việc làm cho người lao động trong suốt quá trình thi công và vận hành..
Bên cạnh đó, dự án còn quy hoạch 3 khu dịch vụ cao tầng, 2 khu dịch vụ thấp tầng cùng các công trình dịch vụ công cộng đi kèm, được đầu tư đồng bộ và hiện đại.
Đáng chú ý, Sở Xây dựng cũng đề xuất yêu cầu nhà đầu tư trúng thầu phải dành tối thiểu 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.
TP. Huế – trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ hiện có diện tích gần 5.000km2, dân số hơn 1,2 triệu người đã chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2025, theo nghị quyết của Quốc hội. Đây là thành phố trẻ nhất trong nhóm 6 đô thị trực thuộc Trung ương hiện tại, đồng thời là địa phương giàu tiềm năng phát triển về văn hóa, du lịch, dịch vụ và công nghiệp sáng tạo. Quần thể di tích Cố đô Huế – Di sản Văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận – cùng với hệ thống hạ tầng ngày càng được đầu tư, kỳ vọng sẽ tạo đà bứt phá mạnh mẽ cho Huế trong giai đoạn mới.
Theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập. Trong đó Thành phố Huế không phải thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
H.Anh (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)