Việc mổ để lấy em bé ra khỏi bụng mẹ bầu diễn ra rất nhanh, chỉ mất từ 10 - 15 phút nhưng để một ca sinh mổ thành công tốt đẹp lại cần sự chuẩn bị rất kì công. Bạn đã từng đẻ mổ, sẽ đẻ mổ hoặc không lựa chọn phương pháp sinh con này có thể vẫn chưa hiểu rõ về quá trình của một ca mổ lấy thai.
Hãy cùng aFamily.vn theo chân một mẹ bầu vào phòng mổ đẻ để chứng kiến từ A - Z quá trình này.
1. Quá trình chuẩn bị cho một ca mổ lấy thai
Nữ hộ sinh trò chuyện, trấn an sản phụ trước khi lên bàn mổ.
Sau khi tắm và vệ sinh sạch sẽ, sản phụ được y tá giúp đỡ mặc áo để chuẩn bị cho ca phẫu thuật...
... và kiểm tra mọi thông số sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Thai phụ được cho uống Antacid để trung hòa axít trong dạ dày và truyền dịch qua ven tay để bác sĩ
có thể theo dõi mức nước trong cơ thể và cho sản phụ thêm thuốc giảm đau nếu cần.
Trong khi đó, bác sĩ Hồ Văn Thu (Trưởng khoa Sản, bệnh viện Việt - Pháp) - bác sĩ mổ chính
của kíp mổ này đang kiểm tra lại lần cuối toàn bộ thông tin sản phụ
trước khi bắt đầu ca phẫu thuật...
Bác sĩ mổ chính gặp gỡ động viên, thăm hỏi và nắm bắt những thông tin sức khỏe
hiện tại của sản phụ.
Sản phụ được chuyển sang phòng mổ. Tại đây, một lần nữa các thông số sức khỏe của mẹ
và em bé được các bác sĩ của phòng mổ kiểm tra lại.
Chuyên gia gây mê người nước ngoài trao đổi với y tá trước khi tiến hành gây tê.
... và hỏi về tiền sử sức khỏe, trấn an sản phụ vì gây tê tủy sống là kĩ thuật đòi hỏi phải có
sự hợp tác tốt giữa sản phụ và bác sĩ gây mê.
Bác sĩ gây mê vệ sinh tay trước khi tiến hành gây tê cho sản phụ.
Bác sĩ sát trùng vùng định chọc kim gây tê.
Bác sĩ gây tê cũng phải đội mũ, mặc áo, đeo găng vô trùng như tiến hành các cuộc mổ.
Động tác bơm thuốc tê phải rất từ từ, tốc độ bơm chậm, áp lực thấp để tránh thuốc tê
vào tạo ra xoáy dịch ở ngay đầu trong của kim gây tê.
Đặt ống thông tiểu để thuận tiện cho quá trình lọc thải của cơ thể. Ống dẫn sẽ được gắn
khoảng từ 12 - 24 tiếng đồng hồ sau khi phẫu thuật xong.
Y tá sát trùng vùng bụng để chuẩn bị tiến hành mổ lấy thai. Trong khi đó bác sĩ gây mê
vẫn tiếp tục trò chuyện để trấn an tinh thần sản phụ và theo dõi tình hình gây tê.
Che để đảm bảo vô trùng cho vùng bụng khi bác sĩ mổ lấy thai. Một màn chắn cũng sẽ
được dựng lên ở dưới ngực để thai phụ không nhìn thấy các thao tác của bác sĩ.
8 giờ 15 phút, bác sĩ mổ chính bước vào phòng mổ và chuẩn bị mọi công tác cần thiết
cho ca mổ dự kiến bắt đầu lúc 8 giờ 30 phút.
Bác sĩ mổ chính tự tay điều chỉnh đèn sao cho ánh sáng chuẩn nhất phục vụ
cho ca mổ lấy thai sắp diễn ra.
2. Bắt đầu tiến hành mổ lấy thai
Quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 10 - 15 phút.
Trước khi tiến hành mổ, bác sĩ phải thực hiện thao tác thử phản ứng xem thuốc gây tê
đã phát huy tác dụng hay chưa bằng cách dùng dụng cụ y tế kẹp vào da bụng
xem sản phụ có cảm giác đau hay không.
Sau khi thử phản ứng thành công, bác sĩ rạch một đoạn ngang nhỏ ở bụng, vùng dưới rốn
rồi đến các lớp mô, chạm tới tử cung và túi ối. Khi dao rạch đến đâu, vết mổ
sẽ được thấm máu bằng khăn đã khử trùng đến đó.
Trong khi đó, bác sĩ gây mê vẫn đang trò chuyện với sản phụ và theo dõi tình hình thuốc tê
để xử lý kịp thời.
Mọi thông số về sức khỏe sản phụ như nhịp tim, huyết áp... đang được theo dõi và ghi lại chính xác
đến từng giây trong suốt quá trình mổ lấy thai.
Em bé đã được nhấc ra. Tất cả các thao tác này chỉ mất vài phút.
Cất tiếng khóc đầu tiên chào cuộc sống.
3. Quá trình khâu vết mổ và chăm sóc bé sơ sinh
Em bé đang được bác sĩ cắt dây rốn...
... và hút đờm nhớt. Việc hút đờm nhớt cho bé sinh mổ rất quan trọng và cần phải
thực hiện cẩn thận, kĩ càng.
Trong khi em bé được bác sĩ nhi chăm sóc, thì các bác sĩ của ca mổ vẫn đang miệt mài
tiến hành các bước tiếp theo: bóc nhau thai, làm sạch buồng tử cung
và khâu lại vết mổ.
Công việc khâu lại các lớp mô, cơ, đòi hỏi thời gian lâu hơn, khoảng 30 phút, các bác sĩ
có thể sẽ chọn chỉ tự tiêu hoặc chỉ phải rút ra ở đường khâu bên ngoài sau 7-9 ngày.
Bác sĩ Hồ Văn Thu rửa tay sau khi hoàn thành ca phẫu thuật.
Em bé sẽ được gặp mẹ một chút trước khi được các bác nhi sĩ đưa sang phòng khác để chăm sóc.
Em bé đã chào đời vào đúng 8 giờ 30 phút theo dự kiến và nặng 2,7kg.
4. Niềm vui mẹ tròn con vuông
Gia đình sản phụ tràn ngập trong niềm vui mẹ tròn con vuông khi nhìn thấy em bé.
Ông bố trẻ và chị gái của sản phụ nhắn tin thông báo tin vui với người thân và bạn bè.
Bố mẹ đặt tên gọi thân mật ở nhà cho bé là Sumo.
Chào mừng Sumo - thiên thần nhỏ đã đến với cuộc đời. Chúc mừng sản phụ đã mẹ tròn con vuông
và gia đình có thêm thành viên mới.
Theo Trí Thức Trẻ