Các nhà khoa học NASA cho biết, hố đen vừa được hình thành đủ sức nuốt trọn 6 trái đất, có thể gây ra những cơn bão mặt trời cực mạnh trong tuần này. Hố đenkhổng lồ được máy ảnh trên vệ tinh quan sát mặt trời Dynamics Observatory phát hiện và chụp lại hôm 19/2 vừa qua.
Những hố đen khổng lồ vừa được hình thành trên bề mặt mặt trời.
Chỉ 48 giờ sau khi được phát hiện, thể tích hố đen này liên tục tăng lên, khiến nó đủ sức nuốt trọn cùng lúc 6 trái đất. Tuy nhiên, con quái vật này vẫn không ngừng gia tăng kích thước và chưa thể xác định được đường kính tối đa của nó khi đạt đỉnh.
Karen Fox, phát ngôn viên NASA tại Trung tâm Vũ trụ Goddard cho biết: “Hố đen đã gia tăng đường kính gấp tổng số 6 lần trái đất nhưng rất khó khăn để xác định được mức tăng kịch trần bởi hố đen này là một hình cầu, chứ không phải hình tròn”. Vết đen này được hình thành do sự thay đổi từ trường trên bề mặt mặt trời.
Hố đen được xác định là thủ phạm chính gây ra những vụ phun trào bức xạ của mặt trời. Lao đi trong không gian với tốc độ cực nhanh, những hạt tích điện này sẽ gây ảnh hưởng tới tất cả các hành tinh trong thái dương hệ, trong đó có địa cầu.
Ở trên mặt đất, chúng ta có thể quan sát được hiện tượng bão mặt trời thông qua sự xuất hiện của cực quang ở những nơi gần 2 điểm cực. Không chỉ hiền hòa tạo ra cực quang, bão mặt trời còn là thủ phạm chính gây mất liên lạc viễn thông, làm gián đoạn các chuyến bay đồng thời đe dọa nghiêm trọng mạng lưới điện dưới mặt đất….
Các số liệu nghiên cứu cho thấy, những cơn bão mặt trời xuất hiện theo chu kỳ 11 năm và sẽ đạt đỉnh trong năm nay. Sự hoạt động mạnh trên bề mặt mặt trời sẽ là nguyên nhân gây ra những trận bão từ liên tiếp trong năm 2013, khi chu kỳ này lên tới đỉnh. Việc giám sát hoạt động của mặt trời đang được tiến hành chặt chẽ nhằm giúp con người tránh được những hậu quả đáng tiếc do hiện tượng thiên nhiên này gây ra.
Infonet