1. Hạ Cơ
Là con gái của quốc vương nước Trịnh (Trịnh Mục Công) thời Xuân Thu (772 – 480 TCN), Hạ Cơ có một vẻ đẹp quyến rũ đến nỗi, nàng được người đời gọi bằng cái tên: “nữ hoàng tình dục”. Tương truyền, khi còn là thiếu nữ, nàng đã học được thuật “hấp tinh đạo pháp” và “thái âm bổ dương”, không chỉ khiến đàn ông mê mệt mà còn khiến cho mình giữ lại được nhan sắc. Sử sách còn nói rằng, sau khi ăn nằm với ai rồi, nàng vẫn trở lại “hoàn tân” như cũ.
Tuy nhiên, có rất nhiều giai thoại xem Hạ Cơ giống như một bông hoa đẹp có độc. Tất cả những người đàn ông đã từng ân ái với nàng đều gặp tai họa, chết chóc. Người tình đầu tiên của nàng là Tử Man qua đời không lâu sau khi chung sống. Các bậc đại thần trong triều thi nhau săn đón, giành giật khiến cha nàng phải gả con gái cho đại thần nước Trần là Hạ Ngữ Thúc.
Có rất nhiều giai thoại xem Hạ Cơ giống như một bông hoa đẹp có độc.
(ảnh minh họa)
Nhưng cuộc sống hạnh phúc của Hạ Cơ và Hạ Ngữ Thúc không kéo dài được bao lâu thì Hạ Ngữ Thúc cũng đột ngột qua đời. Để đảm bảo cuộc sống của mình và con trai, Hạ Cơ chấp nhận qua lại với hai đại thần nước Trần là Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ.
Sau đó, việc tư thông của Hạ Cơ đến tai vua Trần Linh Công. Hứng thú với cuộc tình tay ba này, vua Trần Linh Công cũng nhập cuộc, tạo nên cuộc tình “tứ long hí nhất phượng” nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.
Quả nhiên, Trần Linh Công đã bị Hạ Cơ mê hoặc chỉ sau một lần ân ái, thậm chí, mối quan hệ vua tôi giữa Trần Linh Công, Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ càng trở nên gắn kết nhờ Hạ Cơ. Sau mỗi lần bãi triều, cả ba lại mang nội y của Hạ Cơ tặng ra so sánh, “đàm đạo”.
Sự bê tha và trụy lạc của vua tôi Trần Linh Công khiến bề tôi Tiết Giả chướng tai gai mắt bèn lên tiếng can ngăn. Nhưng Trần Linh Công không chịu nghe theo, còn âm mưu với hai đại thần giết Tiết Giả.
Hạ Cơ cho con trai về kinh đô để học, những mong sau này con được nối nghiệp cha. Hạ Trưng Thư lớn lên có tài võ nghệ, được Trần Linh Công cho giữ chức Tư mã, giữ lại kinh đô. Một hôm, Hạ Trưng Thư về Châu Lâm, trông thấy vua và hai đại thần đang mây mưa cùng mẹ mình bèn nổi giận, giết chết Trần Linh Công. Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ trốn thoát qua nước Sở, vào tâu với Sở Trang Vương rằng Hạ Trưng Thư âm mưu giết vua để soán ngôi.
Nhân cơ hội đó, Sở Trang Vương đem quân tiêu diệt Hạ Trưng Thư. Cuộc đời của Hạ Cơ từ đó cũng trôi nổi qua tay nhiều người đàn ông khác. Về sau, không còn ai biết đến tung tích của nàng nữa.
2. Ngu Cơ
Ngu Cơ không những xinh đẹp mà còn là người phụ nữ chung tình. (ảnh minh họa)
Ngu Cơ còn gọi là Ngu mỹ nhân, người đất Ngu cuối đời Tần (nay thuộc tỉnh Giang Tô - Trung Quốc) và là thiếp của Hạng Vũ. Ngu Cơ luôn đi theo Hạng Vũ, khi thắng lợi cũng như khi thất bại. Đoạn tiễn biệt giữa hai người trong thành Cai Hạ là một đoạn bi tráng trong lịch sử Trung Quốc được Tư Mã Thiên ghi lại trong Sử ký.
Hạng Vũ và Lưu Bang vốn đã giảng hòa ở Hồng Câu để chia đôi thiên hạ. Nhưng sau đó Lưu Bang bội ước, đánh úp Hạng Vũ khiến ông phải chạy vào thành Cai Hạ. Hạng vương đóng quân ở trong thành, binh ít, lương hết, quân Hán và quân chư hầu bủa vây mấy vòng, Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói: “Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế”. Đêm hôm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được người đời sau gọi là bài Cai Hạ ca.
Chỉ có Ngu Cơ mới làm cho trái tim của Hạng Vũ rơi lệ. (ảnh minh họa)
Sợ mình làm vướng chân Hạng Vũ, Ngu Cơ đã lấy gươm tự vẫn. Hạng Vương thấy Ngu Cơ chết, khóc hết cả nước mắt. Tương truyền nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ, hễ rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là “Ngu mỹ nhân thảo”. Lại có thuyết cho rằng, hương hồn bà không tan, hóa thành hai khóm cỏ trên mộ, cứ quấn quýt vào nhau gọi là cỏ Ngu.
Mối tình của Hạng Vũ và Ngu Cơ được người đời sau truyền tụng. Nhiều người còn cho rằng, Hạng Vũ xưng vương, giai nhân không thiếu nhưng chỉ có Ngu Cơ mới làm cho trái tim của người anh hùng này rơi lệ.
3. Triệu Cơ
Nhiều giai thoại để lại cho rằng, Triệu Cơ là người phụ nữ dâm loạn, làm nhiều chuyện đồi bại nhất thời Tần. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, chính nàng đã góp phần không nhỏ, tạo nên những chuyển biến chính trị lớn cho việc thống nhất Trung Hoa thời bấy giờ.
Triệu Cơ vốn là một kỹ nữ nổi tiếng ở thành Hàm Đan nước Triệu, được Lã Bất Vi bỏ tiền ra mua về làm thiếp. Khi đó, Tần công tử (Tử Sở) là con tin ở nước Triệu, sống cảnh nghèo khó. Lã Bất Vi vốn là một thương gia nhiều mưu mẹo, đã nhìn thấy được “lợi nhuận” trước mắt, ông ta tìm cách giúp đỡ Tần công tử, lại xin Hoa Dương phu nhân nhận Tử Sở làm con nuôi, biến Tử Sở từ thân phận một con tin thành người thừa tự của nước Tần.
Một lần qua chơi nhà Lã Bất Vi, nhìn thấy nhan sắc của Triệu Cơ, Tử Sở đã đem lòng yêu thích. Lã Bất Vi thấy thế bèn dâng Triệu Cơ cho Tử Sở. Người ta nói rằng, trước khi về với Tử Sở, Triệu Cơ đã mang thai. Cũng vì điều này mà cho đến giờ, người ta vẫn cho rằng Tần Thủy Hoàng chính là con ruột của Lã Bất Vi.
Nhan sắc của Triệu Cơ đã giúp nàng leo lên địa vị thái hậu cao quý của nước Tần.
(ảnh minh họa)
Sau những tháng ngày trốn chạy trên đất Triệu, đến năm 251 TCN, Tử Sở được lên ngôi vua, nhưng chỉ vỏn vẹn được 3 năm, Hiếu Trang Vương Tử Sở đã đột ngột qua đời. Tần Doanh Chính lúc ấy mới 13 tuổi được kế vị cha trở thành Tần Vương, Triệu Cơ trở thành thái hậu đương triều.
Từ khi trở thành góa bụa, Triệu Cơ liên tục thông gian với Lã Bất Vi (lúc ấy đã được phong chức thừa tướng). Mọi quyền bính trong triều đều do một tay thừa tướng thao túng. Lã Bất Vi thường xuyên mượn cớ bàn việc chính sự để gặp gỡ thái hậu. Về cuối đời, Triệu Cơ lại thông dâm với Lao Ái và sinh ra hai người con. Tuy nhiên, chuyện lọt đến tai Tần Thủy Hoàng và vị bạo chúa này đã không ngần ngại ra tay trừng trị đôi “gian phu, dâm phụ”. Lao Ái bị tru di tam tộc, Lã Bất Vi bị buộc phải tự vẫn, hai đứa con của Triệu Cơ và Lao Ái bị đập chết không thương tiếc, riêng Triệu Cơ bị nhốt vào cung Man Dương và qua đời trong sự buồn tủi.
Eva