Những kẻ đạo mộ (trộm mộ) thời cổ đại thường là những họ hàng đồng hành với nhau, có một khoảng thời gian đều là những cặp cha con. Sau này sợ rằng nếu hai cha con cùng nhau đi ngộ nhỡ xảy ra chuyện gì thì sẽ không có người nối dõi, thế nên thường là cậu và cháu trai hành nghề.
Tuy nhiên, họ có một quy tắc trong nghề, ăn trộm cũng có đạo đức nghề nghiệp. Đó chính là không trộm mộ Quan Công, không trộm mộ Bao Công. Không phải là niệm tình phải có lương tri hay sao đó mà trong ngành, bạn làm những việc này sẽ bị người khác khinh thường. Hơn nữa, họ cũng không lấy những đồng tiền xu trong quan tài, tại sao lại như vậy? Nguyên nhân rất đơn giản.
Đầu tiên, tiền xu trong quan tài là tiền mãi lộ, mua nước, qua cầu cho người đã mất, bạn mà lấy những đồng tiền ấy thì thực sự quá vô sỉ. Những đồng tiền này chẳng đáng bao nhiêu, người có nghèo đến mấy cũng đều phải để, nếu như bạn lấy thì có còn là người không? Vốn dĩ đào mộ của người ta đã là vô đạo đức rồi, người đã mất rồi cũng không được yên ổn, bạn không sợ họ tìm tới bạn sao?
Thứ hai, có lấy cũng chẳng dùng được. Mỗi một triều đại đều có những kiểu thông bảo (tiền lưu hành) khác nhau. Ví dụ như thông bảo Quang Tự là triều Thanh, còn thông bảo Vĩnh Lạc là triều Minh. Đó giống như là vì sao người Trung Quốc hiện nay không thể tiêu tiền của thời Dân Quốc hay thời Thanh vậy. Hơn nữa bản thân tiền xu cũng chẳng có giá trị cao, thế nên lúc mang đi còn nặng thêm nên tốt nhất chẳng mang theo làm gì.
Thời cổ đại cũng chẳng có ai sưu tầm tiền xu cổ cả, tiền của triều đại trước cũng chẳng thể tiêu được, ngược lại là những manh mối phá án để lại, thế nên không lấy tiền xu nữa. Thứ ba, so với những vật bồi táng khác trong mộ thì tiền xu vừa không tiện mang theo, hơn nữa lại không có giá trị cao. Trong mộ của những thân vương quý tộc, lấy đại một vài vật bồi táng thì đều đã có giá trị hơn cả trăm lần so với số tiền xu trong quan tài kia rồi.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)