"Tư duy nền tảng", nói một cách đơn giản, chính là cách thức cơ bản mà một người suy nghĩ, ra quyết định và hành động. Nó giống như rễ của một cái cây, quyết định cây có thể cao bao nhiêu.
Nhìn lại những đứa trẻ càng lớn càng thành công, chúng ta có thể phát hiện ra rằng, ngay từ nhỏ, chúng thường đã sở hữu 3 kiểu "tư duy nền tảng". Hãy cùng tìm hiểu, chỉ cần sở hữu một trong số đó, đứa trẻ đã rất có triển vọng.
1. Sẵn sàng chia sẻ: Tư duy vì người khác, giành được nhiều cơ hội hơn
Trong tâm lý học có một khái niệm gọi là "nguyên tắc có đi có lại". Nghĩa là khi bạn sẵn sàng cho đi, người khác cũng sẽ sẵn sàng đáp lại bạn.
Điều này cũng đúng với trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu tâm lý học, những đứa trẻ thích chia sẻ, khi lớn lên sẽ có khả năng hợp tác mạnh mẽ hơn, dễ dàng nổi bật trong tập thể và đạt được thành công.
Tất nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, nhiều bậc cha mẹ khuyến khích con cái "chia sẻ". Nhưng điều đáng chú ý là, chia sẻ - tuyệt đối không phải là "hy sinh bản thân" mà bỏ qua cảm xúc của chính mình, mà là tình yêu thương và sự chân thành.
Chỉ có như vậy, trẻ mới có thể tiếp nhận được nhiều năng lượng hơn. Và cũng chỉ có như vậy, cuộc đời của trẻ mới có thêm nhiều cơ hội và những khả năng vô hạn.
2. Không a dua mù quáng: Tư duy độc lập mới nắm bắt được cơ hội
Trong cuộc sống, một số cha mẹ thường yêu cầu trẻ "hòa đồng", sợ con mình trở nên "cô độc, hướng nội".
Nhưng cũng có nhiều cha mẹ ủng hộ việc "ở một mình" hơn. Bởi vì những đứa trẻ có "không gian riêng" nhất định mới có thể tránh được tâm lý "a dua theo đám đông" một cách tối đa.
Và cũng chỉ có như vậy, đầu óc của trẻ mới đủ tỉnh táo để nhìn nhận thời cuộc, nắm bắt cơ hội và giải quyết vấn đề tốt hơn.
Trong tâm lý học có một khóa học tên là: SOLO. Đó là đặt một người vào môi trường "cô lập", để họ ở một mình. Kết quả phát hiện ra rằng: Những người đã trải qua khóa đào tạo "SOLO" có tư duy nhanh nhạy và rõ ràng hơn, làm việc có tổ chức hơn.
Và những điều này chính là chìa khóa giúp một người có thể tìm ra "cách phá vỡ thế cờ" trong những công việc phức tạp. Giống như chúng ta thường nói về "cơn sóng", chỉ cần nắm bắt được "cơn sóng", bạn có thể vươn lên mạnh mẽ.
Nhưng tại sao nhiều người cũng nhìn thấy cơn sóng, thậm chí là dấn thân vào đó, nhưng cuối cùng lại chẳng thu được gì? Nguyên nhân chính là do a dua mù quáng, thiếu đi sự đánh giá sau khi suy nghĩ sâu sắc về bản thân.
Ví dụ, người khác có thể làm việc này, nhưng nếu bản thân mình làm, giống như đi một đôi giày không vừa chân, dù vẫn có thể tiến về phía trước, nhưng chắc chắn không nhanh bằng người khác.
Thực ra, những đứa trẻ không a dua mù quáng, không bị chi phối bởi quan điểm của người khác, thậm chí đôi khi còn "cãi lại", thường trong quá trình trưởng thành sẽ ẩn chứa năng lượng mạnh mẽ hơn.
Những đứa trẻ như vậy thường cũng sẽ trong không gian độc lập, tự xem xét bản thân, dần dần đột phá, tìm ra con đường phù hợp nhất cho mình và bước đi trên hành trình ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Mục tiêu rõ ràng: Thích đào sâu suy nghĩ, làm việc có kết quả hơn
Đại học Harvard từng thực hiện một nghiên cứu theo dõi dài hạn, kết quả phát hiện ra rằng, những đứa trẻ có mục tiêu rõ ràng, tỷ lệ thành công trong tương lai cao gấp 10 lần người bình thường.
Vậy tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy? Lý do thực ra rất đơn giản. Thế giới này giống như một sân khấu lớn, giữa người với người không có sự khác biệt quá lớn về chỉ số IQ.
Nhưng có người có thể nổi bật lên, nguyên nhân chính là do họ có mục tiêu rõ ràng, và có thể vì "mục tiêu" của mình mà chuyên tâm nghiên cứu, cống hiến tất cả. Cuối cùng, "trăm hay không bằng tay quen", họ sẽ giỏi hơn những người khác.
Vì vậy, những đứa trẻ có "ý thức về mục tiêu" rõ ràng trong cuộc sống, thích đào sâu suy nghĩ và dành tâm sức cho những điều mình quan tâm, thường dễ tập trung và thành công hơn.
Nếu con bạn cũng là một "cỗ máy vạn câu hỏi tại sao", đừng cảm thấy phiền. Bởi vì mỗi lần bạn phản hồi và giải đáp, có thể đang xây dựng "thang thành công" cho tương lai của con.
Thực ra, những tư duy nền tảng này, thoạt nhìn là đặc điểm của trẻ, nhưng đều bắt nguồn từ sự ảnh hưởng và định hướng của cha mẹ.
Bạn khuyến khích chia sẻ đúng cách, trẻ sẽ có tấm lòng rộng mở và tầm nhìn lớn hơn. Bạn cho phép nghi vấn, trẻ sẽ hiểu hơn về tư duy độc lập. Bạn định hướng mục tiêu, trẻ sẽ tập trung hơn.
Như nhà giáo dục Sukhomlynsky đã nói: "Mỗi khoảnh khắc, bạn nhìn thấy con, cũng chính là nhìn thấy chính mình."
Chỉ cần chúng ta - những bậc cha mẹ, có thể lồng ghép những "tư duy nền tảng" này vào cuộc sống, trẻ tự nhiên sẽ chịu sự ảnh hưởng "mưa dầm thấm lâu". Và cũng sẽ vào một ngày nào đó trong tương lai, gặt hái được những "trái ngọt" phi thường.
Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)