Danh mục

Nghề "ôsin" được đưa vào luật: kẻ hồ hởi, người băn khoăn, lo lắng

Thứ tư, 30/04/2014 07:44

Ngày 25/5/2014 tới đây, nghề giúp việc trong gia đình sẽ có bước ngoặt lớn nhờ nghị định mới của Chính phủ. Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề này, chính những người giúp việc còn bất đồng quan điểm. Người thì hưởng ứng, người lại ngại luật.

Nghị định vừa được Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 25/5 tới quy định, người giúp việc nếu ở cùng chủ nhà phải được nghỉ ít nhất 8 giờ mỗi ngày, nếu làm cả năm thì được nghỉ 12 ngày có lương, mỗi tháng được nghỉ ít nhất 4 ngày. Tiền lương cho người giúp việc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. (Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng theo 4 mức: vùng 1 là 2,7 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 2,4 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 2,1 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 1,9 triệu đồng/tháng). Ngoài ra, chủ nhà phải trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế theo quy định. Nếu làm việc ngoài giờ, ngày nghỉ lễ, Tết thì gia chủ cũng phải trả tiền thêm...

Thực tế, tìm hiểu từ hai phía, có không ít người giúp việc hồ hởi với nghị định mới ban hành vì dành nhiều ưu đãi cho họ nhưng cũng có những người lại thờ ơ. Trong khi đó, hầu hết các chủ nhà thì lại tỏ ra băn khoăn, trăn trở. 

Người giúp việc: người thích, kẻ thờ ơ

Cô Lê Sự (Ninh Bình) có thâm niên làm giúp việc cho gia đình được hơn 10 năm nay, hiện cô đang giúp việc trông em bé cho một gia đình tại Cửa Đông, Hà Nội chia sẻ: “Tôi cũng có nghe qua về nghị định mới này. Tôi hoàn toàn ủng hộ và mong nghị định này sớm đi vào hiện thực".


Cô Sự rất hưởng ứng nếu mình có được bảo hiểm y tế hàng năm

Hiện tại, công việc của cô rất ổn. Cô giúp việc cho gia đình này đã được 3 năm. Cô cũng mong muốn có được bảo hiểm y tế vì: “Công việc gì cũng vất vả, từ lao động tay chân tới lao động trí óc, sức khỏe tôi ngày càng cao nên nếu có được bảo hiểm y tế thì tốt quá. Tôi cũng sẽ đỡ lo được phần nào cho bản thân, đỡ là gánh nặng cho con cái”.

Nhưng những người có chung quan điểm với cô Sự không nhiều, nhiều chị em giúp việc tỏ ra lo ngại trước nghị định này. 

Chị Vũ Thị Mận (quê ở Bắc Giang), hiện đang làm giúp việc cho một gia đình tại Ba Đình, Hà Nội. Chị thổ lộ: “Tôi giúp viêc cho gia đình anh chị nhà này được 4 năm có lẻ, họ coi tôi như người trong gia đình vậy. Anh chị chủ đều giới thiệu với hàng xóm tôi là em gái ở quê lên. Và bản thân tôi thích được gọi là em gái hơn là người giúp việc. Anh chị ở đây rất tốt với tôi, lương tôi cũng ổn, không có gì khúc mắc nên tôi nghĩ không cần phải làm hợp đồng, ký cọt gì cho phiền phức”.


Trong khi đó, chị Mận lại ái ngại và tỏ ra không hưởng ứng việc ký
hợp đồng lao động

Trong khi đó, sự ái ngại của cô La Thị Yến (quê ở Thái Bình) lại là: “Tôi không muốn bị ràng buộc bởi hợp đồng lao động. Thứ nhất tôi đi làm giúp việc thêm sau khi nghỉ hưu, tôi đã có bảo hiểm y tế chi trả, thứ 2, tôi thích ‘bay nhảy’, nhỡ ký hợp đồng xong rồi không thấy hợp thì chẳng lẽ lại cố gắng làm tiếp”.

Đó là những tranh luận của chị em giúp việc, còn đứng trên vị trí chủ nhà cũng có rất nhiều lý lẽ. 

"Thật khó xử trong việc chi trả bảo hiểm cho người giúp việc"

Là sự trăn trở rất thật của chị Quỳnh Trang (Cầu Giấy, Hà Nội). Chị chia sẻ: “Tôi coi chị giúp việc hiện tại như người trong nhà. Bản thân chị cũng là người chăm chỉ, biết việc, chị đã làm công trong nhà tôi được 6-7 năm. Gia đình tôi cũng trả lương cho chị hậu hĩnh, không kể tiền thêm nếm, lương cứng chị đã được 3,5 triệu. Khoản tiền này đã cao hơn hẳn quy định mức lương tối thiểu của Chính phủ. Nếu tính một cách chi li, tôi còn trả chị ấy cả tháng tới 7-8 triệu đồng. Không những thế, chị vẫn được nghỉ ngơi đàng hoàng, vẫn về quê thường xuyên, có tiền tàu xe, mua sắm mỗi lần về. Nhưng nếu theo nghị định mới này phải đóng bảo hiểm thì chẳng lẽ chúng tôi lại cắt bớt tiền lương của chị để trả. Vậy chắc cũng không hay, khó xử cho ngay cả tôi lẫn chị ấy. Còn nếu không cắt bớt mà thêm vài trăm ngàn đóng bảo hiểm chắc tôi không kham được”.


Chị Quỳnh Trang chia sẻ, lương cô giúp việc nhà chị hiện tại là 3,5 triệu chưa kể
những 'phụ phí' khác. Nếu hiện tại phải đóng thêm bảo hiểm cho người giúp
việc thì thật là việc quá sức cho gia đình chị

Chị Trà Thu (Trần Tử Bình, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi thấy nghị định này khó khả thi. Mục đích của nghị định là bảo vệ người giúp việc, đó là điều tốt. Song theo tôi thấy đây là công việc giúp việc khá đặc thù, nếu cứ áp dụng các quy định chung về giờ giấc, nghỉ ngơi, tiền lương… như các loại hình khác thì không đơn giản chút nào".

Chị Thu trình bày, chị cũng thuê người giúp việc với mức lương là 3 triệu đồng 1 tháng. Chị giúp việc có nhiệm vụ dọn nhà và cơm nước, việc trông con dường như chị Thu không để giúp việc phải mó tay. Chị bảo: “Tôi nghĩ mức lương đó là thỏa đáng, nếu giờ phải đóng thêm cả tiền bảo hiểm rồi cho giúp việc nghỉ theo quy định thì chắc tôi phải làm thay họ từ a-z việc gia đình, thậm chí phải thuê thêm người nữa. Tôi thấy nghị định mới đang ưu ái người giúp việc quá. Thuê người để họ đỡ đần mình, giúp mình bớt vất vả nhưng nếu theo quy định thì giúp việc còn sướng hơn cả mình rồi".

Anh Trấn Ngọc (Quán Thánh, Hà Nội) đồng tình với Nghị định của Chính phủ song anh vẫn lăn tăn: “Bác giúp việc nhà mình cũng gần 60 tuổi, nếu cần thiết đóng bảo hiểm cho bác cũng là điều tốt và gia đình tôi sẽ thực hiện nhưng mình nghĩ bác sẽ giữ lại tiền chứ không chịu đóng bảo hiểm”.

Không dễ để thực hiện

Trả lời về vấn đề này, luật sư Bùi Sinh Quyền (Văn phòng luật sư Phúc Thọ) nói, quy định như thế này trên thế giới đã thực hiện từ rất lâu rồi và hiện nay nước ta mới bắt đầu thực hiện. Việc ban hành các quy định chi tiết về lao động giúp việc gia đình là điều vô cùng cần thiết. Điều này góp phần thay đổi nhận thức xã hội, coi giúp việc gia đình là một nghề, người giúp việc sẽ được coi trọng hơn trong xã hội.

Việc ra đời các quy định cụ thể với lao động giúp việc gia đình là cơ sở pháp lý để thiết lập mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Giúp người giúp việc tránh khỏi những rắc rối không đáng có. 

Tuy nhiên, đội ngũ lao động giúp việc ở Việt Nam còn thiếu tính chuyên nghiệp. Từ trước đến nay, thuê người giúp việc luôn là thỏa thuận miệng từ mức lương đến mô tả công việc, điều này khiến việc thực hiện nghị định là khó khả thi. Bản thân người giúp việc không muốn bị trói buộc vào hợp đồng lao động, hơn nữa, làm việc nhà rất khó xác định khung giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi. 

Nghị định 27/2014/NĐ–CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình sẽ tạo thêm cơ sở pháp lý để thiết lập mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Giúp tạo dựng sự bình đẳng trong quan hệ giữa chủ nhà và người giúp việc. Từ quy định này, các cơ quan chức năng sẽ có căn cứ để xử lý vi phạm đối với chủ lao động với người lao động nếu có vấn đề xảy ra. 

Trí Thức Trẻ

Tin được quan tâm

Năm 2025: Xóa bỏ Sổ đỏ hộ gia đình, người dân phải đi đổi sang mẫu mới nếu không bị phạt 20 triệu đồng, có đúng không?

Nhiều người thắc mắc: Sổ đỏ hộ gia đình có phải đổi lại theo luật mới không?
Kiến thức 3 ngày, 23 giờ trước

Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?

Sân vận động này có tổng mức đầu tư trên 535 tỷ đồng, diện tích hơn 15ha, với sức chứa 22.000 chỗ ngồi.
Kiến thức 3 ngày, 2 giờ trước

Hạn mức rút tiền qua thẻ ATM thay đổi: Một ngày, người dân được rút tối đa bao nhiêu tiền?

Người dùng cần lưu ý thay đổi về thẻ ATM để việc rút tiền được diễn ra suôn sẻ.
Đời sống số 2 ngày trước

Loài cây trồng bạt ngàn ở Việt Nam có lá chứa vàng thật, cứ cô đặc lá là ra vàng?

Đây là loại cây thân gỗ lớn và điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên là ở gần những nơi có cây này phát...
Kiến thức 2 ngày, 3 giờ trước

Năm 2025, sang tên xe máy không cần chủ cũ chỉ cần loại giấy tờ này

Sang tên xe máy không cần chủ cũ được thực hiện theo 4 bước chi tiết dưới đây.
Kiến thức 3 ngày, 16 giờ trước

Trái đất còn tồn tại được bao nhiêu năm nữa?

Tuổi thọ của Trái Đất là một vấn đề khoa học phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực bao gồm thiên văn học, địa...
Kiến thức 3 ngày, 9 giờ trước

Tin cùng mục

Sau sáp nhập tỉnh thành: Loại giấy tờ nào bắt buộc phải đổi, loại nào không cần?

Việc sáp nhập tỉnh, thành phố không bắt buộc người dân phải làm lại giấy tờ tùy thân ngay lập tức. Các giấy tờ như...
Kiến thức 4 phút trước

Từ 1/7, dự kiến có một thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người đang dùng bảo hiểm xã hội

Dự kiến sẽ cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử thay cho bản giấy từ ngày 1/7. Vậy quyền lợi cũng như thủ tục...
Kiến thức 8 phút trước

Loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới, nhiều nước 'săn lùng', chỉ có rất ít quốc gia sở hữu nhưng Việt Nam trồng được

Tại Việt Nam, loại "sản vật" này mọc tự nhiên và được trồng chủ yếu ở những khu vực có khí hậu mát mẻ như...
Kiến thức 14 phút trước

Đề xuất sinh viên học ngành này có thể vay 5 triệu đồng/tháng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học...
Tin trong ngày 18 phút trước

Phát hiện loại gỗ triệu năm tuổi ở Việt Nam: Độ cứng chỉ sau kim cương, trị giá lên tới hơn 600 tỷ đồng

Một loại vật liệu độc đáo với độ cứng chỉ sau kim cương, sở hữu tuổi thọ hàng trăm triệu năm và giá trị ước...
Kiến thức 28 phút trước

Tên mới 102 phường, xã ở TP.HCM sau sắp xếp

Thành ủy TP.HCM vừa thông qua phương án sắp xếp 273 phường, xã, thị trấn hiện hữu thành 102 đơn vị hành chính cấp xã...
Tin trong ngày 43 phút trước

Tin mới cập nhật

Không phải mê tín, nếu trẻ em được sinh ra vào 4 thời điểm này thì có nghĩa là may mắn

Thực tế cho thấy, nếu đứa trẻ được sinh vào những thời điểm này thì được coi là may mắn và chính là một phước...
Chăm con 4 phút trước

Nghỉ lễ 30/4 đi đâu? Đừng quên Việt Nam có 'bản làng trên mây' nằm ở độ cao hơn 2.000m đẹp như tiên cảnh

Nếu muốn ngắm cảnh sắc thiên nhiên vùng cao bạn đừng bỏ qua địa điểm du lịch hấp dẫn này trong dịp nghỉ lễ sắp...
Du lịch Việt 16 phút trước

Tại sao người giàu lại thích 'giả nghèo'? Chiêu ứng xử đầy toan tính chỉ người thông minh mới hiểu

Trong xã hội hiện đại, hiện tượng những người thành công về mặt tài chính lựa chọn một lối sống giản dị, kín đáo, thậm...
Kiến thức 47 phút trước

Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư mới: 4 mặt hàng 'rộng cửa' vào đất nước tỷ dân

Sắp tới, sẽ có 4 loại nông sản Việt Nam được đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là dấu mốc quan trọng giúp...
Kiến thức 51 phút trước

Vừa có 6 thay đổi lớn, VNeID lại thêm 3 điểm mới, mọi người hết sức lưu ý để không bị mất quyền lợi

VNeID tiếp tục tung phiên bản 2.1.19 có thêm các tích hợp mới.
Kiến thức 1 giờ, 2 phút trước

Trường Đại học Dược Hà Nội thông báo điểm mới về tuyển sinh năm 2025

Năm 2025, trường Đại học Dược Hà Nội dự kiến tuyển sinh bằng 4 phương thức, trong đó lần đầu dùng điểm A-level và tuyển...
Tin trong ngày 1 giờ, 2 phút trước

Huyện đông dân nhất cả nước nằm ở tỉnh thành nào?

Theo thống kê gần nhất dân số ở đây hơn 820.000 người. Đây là huyện đông dân nhất ở nước ta hiện nay.
Kiến thức 1 giờ, 3 phút trước

Có một kiểu nấu ăn trong 3 phút tạo ra hàng tỷ hạt vi nhựa siêu nhỏ: Nhiều người Việt vẫn đang làm hàng ngày

Thói quen này vô tình khiến rất nhiều người ăn phải hạt vi nhựa mà không hay biết, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng...
Chăm sóc sức khỏe 1 giờ, 4 phút trước

Những đứa trẻ sẽ 'kiếm ra tiền' khi lớn lên đều có 3 điểm mạnh từ nhỏ! Xin chúc mừng nếu bạn có con như thế

Nếu con bạn có bất kỳ "điểm mạnh" nào sau đây, khi lớn lên chúng sẽ thành công và kiếm được nhiều tiền.
Làm sao 1 giờ, 5 phút trước

Sau tuổi 50, kiểu tóc của phụ nữ quyết định địa vị của họ. Tránh xa kiểu tóc chải ngược ra sau để thể hiện khí chất trí thức và thanh lịch của mình

Phụ nữ trung niên và cao tuổi là nhóm đối tượng tương đối đặc biệt trong cuộc sống. Họ phải chăm sóc gia đình và...
Tóc đẹp 2 giờ, 15 phút trước