Cá phổi (tên khoa học là Salamanderfish) là một loại cá nước ngọt nổi tiếng nhờ khả năng sống trên cạn. Chúng có thể sống trong nhiều tháng trời mà không cần bơi lội tung tăng dưới nước, thậm chí là nhiều năm. Chúng là động vật ăn thịt, với thức ăn chủ yếu là động vật giáp xác, ấu trùng côn trùng thủy sinh cũng như động vật thân mềm và cá nhỏ.
Được đánh giá là 1 trong những loài sinh vật kì dị trên Trái đất, nhưng số lượng cá phổi châu Phi này không còn nhiều, sống tập trung ở châu Phi, Nam Mỹ và Australia.
Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt, đặc biệt nắng nóng, hạn hán ở khu vực Châu Phi, khi mùa khô đến chúng sẽ chui sâu xuống dưới lòng đất, trú ngụ ở những lớp bùn. Khi đạt được độ sâu nhất định, cơ thể cá phổi châu phi sẽ tiết ra một chất dầy dính bao quanh cơ thể, chỉ miệng cá là bộ phận duy nhất lộ ra bên ngoài vỏ bọc đó để hít thở. Trong thời gian này, phổi sẽ hạn chế tối đa việc trao đổi chất và theo nghiên cứu thì chúng có thể sống tới 4 năm mà không cần nước.
Nhiệt độ trung bình ở sa mạc Sahara ở Châu Phi thường vào khoảng 42 độ C và lượng mưa rất hiếm, thậm chí nói là khắc nghiệt. Cá phổi theo nghiên cứu có lịch sử tồn tại 300 triệu năm và tất nhiên chúng không hề sợ môi trường khác nghiệt như vậy - nói cách khác, chúng đã tiến hóa để thích nghi cũng như sinh tồn.
Ngoài đặc điểm hô hấp trong không khí giống động vật trên cạn, cá phổi còn có khả năng di chuyển bằng 4 chân phụ mảnh trên cơ thể.
Ngoài ra, cá phổi ăn không hề ngon bởi chúng có mùi hôi rất khó chịu, nên hầu như không bị đánh bắt để làm lương thực. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến chúng có thể tồn tại lâu như vậy.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)