Danh mục

Tết năm nay, chúng tôi có dịp cùng nhà văn Sương Nguyệt Minh ôn lại quá khứ mấy chục năm trước.

Đại tá, nhà văn Sương Nguyệt Minh vốn sinh ra ở vùng nông thôn tỉnh Ninh Bình. Những năm tuổi thơ ông gắn liền cuộc sống thôn quê đặc trưng một thời nghèo khổ, thiếu thốn, trong chế độ bao cấp, tem phiếu áp dụng khắp cả nước.

Đến tuổi trưởng thành, ông đã đi khắp các chiến trường trong màu áo lính, sống qua những tháng ngày đạn bom lửa khói. Đề tài của ông chuyên về chiến tranh và người lính với đầy gian khổ đau thương, khốc liệt. Nhưng ngày Tết quê hương luôn hiện lên trong ký ức nhà văn với nét bình dị nhưng vui tươi, ấm áp.

Tết muốn ăn thịt lợn phải xin phép

Gần năm chục năm đi qua, nhà văn Sương Nguyệt Minh vẫn nhớ như in cảm giác đứng tần ngần thèm thuồng nhìn những con tò he xanh đỏ mỗi lần theo mẹ đi xuống chợ huyện ngày Tết. Tò he là thứ đồ chơi dân gian vẫn được trẻ con ngày đó yêu thích. Thường chỉ ngày lễ Tết người ta mới bán nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng được mẹ mua cho.


Nhà văn Sương Nguyệt Minh

Nhà văn Sương Nguyệt Minh vẫn nhớ cảm giác mùa xuân đến, xóm làng đông vui hơn hẳn bởi những người đi xa mới về. Làng trên xóm dưới rộn ràng, ồn ào đón Tết. Cảnh người trong làng đua nhau xuống ao đánh cá, bắt vịt, tiếng lợn bị chọc tiết kêu eng éc.

Tiếng người lội nước bì bõm, ào ào đuổi theo cá úp nơm, bủa lưới. Tiếng người trên bờ hô hoán “bên này, bên kia” nghe náo động.

Thời bao cấp, nông dân sống theo chế độ phân phối, ăn chia theo công điểm. Nuôi lợn không được tự ý giết thịt mà phải bán cho nhà nước, mỗi năm phải đủ một khối lượng theo chỉ tiêu quy định.

Nhà nào nuôi được nhiều lợn hơn chỉ tiêu, muốn làm thịt ăn Tết thì phải xin phép chính quyền, ai không xin phép sẽ bị phạt. Đặc biệt, hồi đó cấm nhà nào dám giết thịt trâu bò, đó là phá hoại sức kéo.

Bởi vậy, ngày Tết, các gia đình nông thôn thường "đụng lợn" thay vì xếp hàng mua thịt như ở thành phố. Nhiều nhà chung nhau mua một con lợn, cùng làm thịt rồi chia nhiều phần trên lá chuối bốc thăm. Ai trùng phần nào thì mang về.

Ngày Tết, cảnh tượng làng quê rạo rực khác hẳn. Sân đình được dựng chiếc đu với nhiều trò chơi dân gian vui nhộn. Nhà nhà lấy tranh đông hồ, câu đối ra treo. Hình ảnh cây nêu trước nhà ngày Tết là nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ ngày đó. Người Việt Nam dựng cây nêu để xua đuổi tà ma, đón điều may mắn.

Sáng mồng 1 Tết, không gian làng quê thường im ắng khác thường. Hầu như nhà ai cũng đóng cửa. Người nhà quê hay kiêng, chọn người xông đất. Người ta sợ nhất những người có dớp đen đủi, dở hơi vào nhà xông đất. Người ốm đau, bệnh tật cũng đều đáng sợ trong ngày Tết.

Ngày đầu năm, gia đình chỉ muốn người khỏe mạnh đến nhà. Ấy nhưng, người khỏe mạnh mà nghèo đói cũng không được. Không giàu có cũng phải đàng hoàng sáng sủa, đủ ăn, đủ mặc.

Bố đẻ của nhà văn vốn khó tính, Tết nào có người không như ý xông đất, ông làu bàu, cau có suốt ngày, thậm chí mất vui luôn cả mấy ngày Tết. Nhà văn nhớ, bố ông thường mời ông anh rể đến xông đất ngay sau giờ giao thừa. Sau khi nói những lời chúc năm mới, uống chén rượu đầu xuân, bố ông mới yên tâm đi ngủ.

Tết đoàn viên là quá khó

Có một thứ cảm giác ngày Tết của nông thôn Việt Nam trong thời bao cấp, thời chiến tranh mà chỉ những người như nhà văn từng sống ở đó mới hiểu được. Đó là cảm giác đoàn viên.

Những năm chiến tranh, nhiều người ra trận rồi mãi không về, số khác đến ngày xuân sang vẫn bặt vô âm tín. Cũng có người đi làm ăn xa, chẳng mấy khi gặp lại người thân. Bởi vậy mà cuối năm, người ở xa chỉ muốn về đoàn tụ ấm áp bên gia đình, người ở nhà trông mong con cái, anh em, bè bạn.


Đi tàu về quê ăn Tết thời xưa - (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Những ngày cuối năm, người trong làng ngồi đếm số người về. Ở quán nước đầu làng, góc ruộng, bờ ao, người ta bàn tán hỏi chuyện như điểm danh: "Con ông nọ, bà kia đã về hay chưa? Vì sao con bà Liễu chưa về? Con ông Mai vừa về đấy, trông gầy lắm". Ai chưa về được, người làng mong lắm.

"Đâu phải như bây giờ. Đứa nào trong làng đi hay về cũng mặc, xóm làng đâu có nhớ" - nhà văn nói.

Chính ông cũng có nhiều cái Tết nằm lại trong chiến trường không về được. Ba ngày Tết, ta và địch thường có hiệp định ngừng chiến. Lính tráng được nghỉ ngơi. Tin đình chiến được thông báo trên sóng phát thanh. Người ở nhà nghe tin cũng thấy an tâm phần nào, mẹ đỡ lo lắng cho con phải chiến đấu gian khổ trong những ngày nơi làng quê đang đón xuân yên ấm.

Năm 1978, cái Tết thứ ba người lính Nguyễn Ngọc Sơn (tên thật của nhà văn) nằm lại ở chiến trường Campuchia. Nghe tin quê nhà mất mùa không có gạo ăn, lòng ông như quặn thắt.

Chuyện đi lại bằng tàu xe đối với người sống thời kỳ đó quả là điều cực hình. Nhiều người đi làm ăn xa, dù nghỉ nhưng không về được vì tàu xe ít ỏi, không mua được vé.

Mùa xuân năm 1980, sau 5 năm xa nhà biền biệt, lần đầu tiên nhà văn trở về quê ăn Tết. Xe đơn vị chở đám lính tráng từ Tây Nguyên về Sài Gòn. Dù bộ đội chiến trường thuộc đối tượng ưu tiên nhưng ra đến ga Bình Triệu thì nhận thông báo hết vé.

Nhà văn cùng mấy đồng đội người Bắc quyết định nhảy tàu, lên mua vé bổ sung. Nhưng muốn lên kiểu đó phải trèo tường, nấp chạy như đặc công. Người nhảy vào trước đón ba lô giúp người vào sau. Mải trèo tường, nhà văn bị kẻ trộm vác mất chiếc ba lô đựng toàn bộ tư trang, quà Tết gia đình. Nhà văn tiếc nhất là quyển nhật ký 5 năm chiến trường. Bạn bè thương quá, cuối cùng người góp cái áo, cái quần, người góp gói bánh giúp nhà văn về quê ăn Tết.

Tàu hồi đó đi từ Nam ra Bắc thường mất ít nhất 3 ngày 3 đêm. Ngày Tết, trên tàu đông vô kể, không còn thừa một chỗ dù chỉ để đứng. Nhiều người lên cả nóc tàu ngồi suốt mấy ngày mới về đến nhà.

Không những giao thông mà liên lạc thông tin ngày đó cũng quả là điều đáng sợ. Năm 1985, lúc này nhà văn Sương Nguyệt Minh đã ra Bắc công tác, về quê ăn Tết. Bố ông tuổi đã cao nhưng vẫn đi làm ăn xa mãi tận Tuyên Quang. Hồi đó, muốn liên lạc với bố, ông phải lên bưu điện huyện đánh điện tín. Từ huyện, điện tín được truyền lên Bưu điện trung tâm của tỉnh rồi từ tỉnh này truyền sang tỉnh khác. Đến tỉnh Tuyên Quang, thư tín lại được truyền về Chiêm Hóa, nơi bố ông làm ăn. Mỗi bức điện tín truyền đi thường cũng mất 3-4 ngày.

Năm đó, trước Tết bố ông nhắn rằng 28 tháng Chạp sẽ có mặt ở nhà. Ông chú về trước cũng nói rằng vừa gặp ông đang chuẩn bị về. Vậy nhưng đợi mãi đến tận 30, gia đình ông vãn chưa thấy bóng dáng người cha đâu. Tối 30, anh em rủ nhau ra cầu Lồng đầu xóm ngồi đợi để rồi quay về đón giao thừa trong nỗi thất vọng, lo lắng không yên.

Sáng mồng 2 Tết, nhà văn lên đường đi Chiêm Hóa. Đến nơi, thấy bố vẫn ở đó. Hỏi chuyện mới biết, ông lên trung tâm tỉnh Tuyên Quang đón xe khách về quê nhưng đợi suốt cả ngày không có xe đành quay trở lại nơi làm việc đón Tết. Ông đã đánh điện tín báo không về từ hôm ba mươi mà sao con ông vẫn lên đây? Nhà văn yên tâm quay về thì được biết, điện tín bố ông gửi đã đến nơi vào chiều mồng 2 Tết khi ông đang trên đường lên Tuyên Quang.

Cảnh đoàn viên ngày Tết hồi đó thật hiếm hoi nên cũng vô cùng thiêng liêng, quý giá.

Kham pha

Tin được quan tâm

5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam, là tên nào?

Mặc dù việc đặt tên cho con là quyền cá nhân, nhưng không phải tên nào cũng được phép đặt. Theo Luật pháp tại Việt...
Tin trong ngày 2 ngày trước

Chủ tịch một ngân hàng đã thẳng thắn nói: Trong 10 năm nữa, nhà cửa và tiền mặt sẽ không mang lại nhiều sự an toàn bằng hai thứ này

Trong xã hội hiện đại, người ta thường có hai cách phổ biến để bảo vệ tài sản gia đình. Một là gửi tiết kiệm...
Làm sao 3 ngày, 23 giờ trước

Những con giáp nào cần thận trọng Ngày 25 tháng 7 là thứ Sáu, ngày mùng 1 tháng 6 nhuận âm lịch

Sau Đại Nhiệt, nhiệt độ và độ ẩm sẽ hòa quyện, và đất sẽ trở thành trung tâm của sức mạnh. Thứ Sáu, ngày 25...
Đời sống số 3 ngày, 7 giờ trước

Từ 1/7/2025: Người từ 60 tuổi trở lên, không có lương hưu sẽ được mua bảo hiểm y tế miễn phí?

Đại biểu Quốc hội kiến nghị mở rộng đối tượng được nhà nước hỗ trợ bảo hiểm y tế, tập trung vào nhóm người cao...
Kiến thức 2 ngày, 4 giờ trước

Xe máy dừng đèn đỏ vẫn bị phạt đến 14 triệu đồng nếu vi phạm lỗi này, nhiều người chủ quan hay mắc phải

Trong trường hợp người điều khiển xe máy dừng đèn đỏ nhưng đè vạch dừng dẫn đến tai nạn giao thông, mức phạt sẽ tăng...
Tin trong ngày 2 ngày, 2 giờ trước

Những con giáp nào cần thận trọng Ngày 26 tháng 7 là thứ Bảy, ngày mùng 2 tháng 6 âm lịch?

Ngày 26 tháng 7 là thứ Bảy, ngày mùng 2 tháng 6 âm lịch, thiên can địa chi là năm Tỵ, tháng Quý Mùi và...
Đời sống số 3 ngày, 21 giờ trước

Tin cùng mục

Từ nay: Chuyển đất nông nghiệp lên đất thổ cư sẽ có thay đổi quan trọng, người dân cần phải biết

Chính thức từ 1/7, người dân sẽ đỡ tốn thời gian công sức hơn khi có thể làm thủ tục chuyển đất nông nghiệp lên...
Kiến thức 34 phút trước

Hơn 2 triệu người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chú ý: Khi nào được chi trả tiền?

Tính đến ngày 15/4/2025, cả nước có khoảng 2,06 triệu người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Dưới đây là một...
Tin trong ngày 35 phút trước

5 ngành học đang được AI 'chống lưng', ra trường là có việc, thí sinh nên cân nhắc

Hiện nay, thị trường lao động đang chứng kiến những thay đổi ngoạn mục. Bên cạnh các ngành "hot" truyền thống như Khoa học máy...
Đời sống số 35 phút trước

Tin vui dành cho sinh viên: Ngành này được miễn 100% học phí, hưởng thêm phí sinh hoạt toàn khóa học

Theo quy định, ngành học này sẽ được miễn hoàn toàn học phí cũng như hỗ trợ thêm phí sinh hoạt.
Tin trong ngày 35 phút trước

Hãy trồng 5 loại hoa này trong nhà để thanh lọc không khí và giúp bạn ngủ ngon. Chúng vừa dễ trồng vừa đẹp

Không phải loại hoa nào cũng có thể trồng trong nhà. Một số loại hoa có màu sắc quá rực rỡ, mùi hương quá nồng...
Kiến thức 35 phút trước

Những trường hợp này được hoàn tiền khi đóng BHXH tự nguyện, ai cũng nên biết để tránh bị thiệt

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định người tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng tiền theo các phương thức 3 tháng, 6...
Dòng sự kiện 1 giờ, 22 phút trước

Tin mới cập nhật

Hôn nhân xuống dốc không vì ai phản bội, mà vì hiệu ứng này! 90% các cặp đôi bỏ qua những chi tiết chí mạng

Trong hôn nhân, không phải vì sự phản bội mà chính những rạn nứt nhỏ không được để tâm mới là thứ âm thầm bào...
Yêu 35 phút trước

Trước khi ly hôn, Lan Phương và chồng Tây sống trong tổ ấm thế nào?

Trước khi đi đến ly hôn, cặp đôi từng có thời gian sống trong căn hộ 90m2 tại một chung cư cao cấp ở quận...
Chuyện làng sao 35 phút trước

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, khu vực nào đang tăng cao nhất?

Nguồn cung tăng mạnh, giá bán ở mức cao nhưng thị trường căn hộ chung cư vẫn ghi nhận lực hấp thụ tốt, đặc biệt...
Tin trong ngày 1 giờ, 22 phút trước

Sắp thêm nhiều loại thu nhập có thể phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, cụ thể là?

Mới đây, Bộ Tài chính vừa đề xuất bổ sung nhiều loại thu nhập khác vào diện thu nhập chịu thuế TNCN, ngoài 10 loại...
Tin trong ngày 1 giờ, 22 phút trước

4 ngành học 'hái ra tiền' trong 5 năm tới: Việc làm sẵn chờ, lương cao đủ mua nhà, tậu xe, cơ hội phát triển rộng mở

Trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi nhanh chóng, việc lựa chọn ngành học không chỉ cần dựa trên sở thích mà còn...
Tin trong ngày 1 giờ, 23 phút trước

Khi về hưu, dù cô đơn thế nào cũng đừng để những người này ghé thăm nhà, kẻo chuốc lấy phiền toái

Khi về hưu, con người thường có nhiều thời gian rảnh hơn và dễ cảm thấy cô đơn, muốn có người bầu bạn. Tuy nhiên,...
Kiến thức 1 giờ, 23 phút trước

Mẹo giải độc gan: Có 5 loại 'vua giải độc' này, ăn ngày 1 ít giải độc gan, bổ gan

Tục ngữ có câu "bổ gan tức là dưỡng sinh", điều này cho thấy tầm quan trọng của Gan đối với cơ thể. Gan đóng...
Chăm sóc sức khỏe 1 giờ, 23 phút trước

Nếu bạn không thử 'phong cách gợi cảm' vào mùa hè, bạn sẽ không biết mình đẹp đến mức nào

Mùa hè này, bạn nhất định phải thử phong cách chị em sành điệu này nhé!
Thời trang + 1 giờ, 23 phút trước

Những người sống tự tin vào mình luôn tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản này và không bao giờ thỏa hiệp

Như câu nói "Ba mươi tuổi vững vàng, bốn mươi tuổi vô nghi". Khi bước vào tuổi trung niên, con người như đang đi giữa...
Kiến thức 1 giờ, 25 phút trước

Loại cây gia vị được ví như 'vàng ròng' tại Việt Nam: Có thời điểm giá 600.000 đồng/kg hạt, giới sành ăn không tiếc tiền mua

Khi nướng lên, loại gia vị này tỏa mùi thơm nồng nàn, vị cay nhẹ, thường được dùng để tẩm ướp, làm nước chấm hay...
Kiến thức 3 giờ, 21 phút trước