Nghị định 93 nêu chi tiết 20 hành vi bị xác định là vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như: giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm; giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt; sách nhiễu, nhận tiền, tài sản của đối tượng vi phạm; can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
Không lập biên bản khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định; lập biên bản vi phạm không đúng thẩm quyền, không đúng hành vi, không đúng đối tượng; vi phạm thời hạn lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt.
Theo quy định mới, cán bộ can thiệp trái phép vào việc xử lý vi phạm hành chính có thể bị mức kỷ luật bãi nhiệm. (Ảnh minh họa).
Không ra quyết định xử phạt, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định, hoặc không tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; xác định không đúng hành vi vi phạm; không kịp thời sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới khi phát hiện có sai sót,…
Đáng chú ý, nghị định bổ sung thêm hình thức bãi nhiệm để xử lý cán bộ có vi phạm các hành vi được nêu trên.
Trước đó, Nghị định 19/2020 chỉ quy định 6 hình thức xử lý cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý VPHC gồm: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lượng; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc.
H.Anh (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)