Những năm trước, phương thức xét tuyển học bạ được sử dụng phổ biến tại nhiều trường với tỷ lệ 10-30% trong tổng chỉ tiêu, đặc biệt, có trường chiếm đến 50-60%.
Năm 2023, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, xét kết quả học tập THPT chiếm đến 30,24% trong tổng số các phương thức xét tuyển đại học. Đây là phương thức xét tuyển đứng thứ 2, chỉ sau xét kết quả thi tốt nghiệp THPT với 49,45%.
Đến nay, nhiều trường đại học top đầu vẫn đang sử dụng học bạ trong xét tuyển như Trường Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM…
Không thể phủ nhận, phương thức này có nhiều lợi thế như giúp giảm áp lực thi cử, thí sinh có thể chủ động chọn những môn học có kết quả tốt nhất để đăng ký xét tuyển, giúp tỷ lệ trúng tuyển cao hơn, không bị phụ thuộc vào một kỳ thi. Các trường cũng chủ động và linh hoạt hơn trong tuyển sinh.
Năm 2025, nhiều trường top đầu vẫn giữ phương thức xét tuyển học bạ (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, sau một thời gian được sử dụng trong tuyển sinh, học bạ THPT đang dần bị nhiều trường "quay lưng". Đặc biệt mùa tuyển sinh năm 2025, hàng loạt trường đại học bỏ hoàn toàn phương thức xét kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ) trong xét tuyển đại học hoặc giảm mạnh chỉ tiêu với phương thức này. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường vẫn áp dụng phương án tuyển sinh 2025 trong đó có sử dụng phương thức xét tuyển này.
Tính đến thời điểm hiện tại, có gần 30 trường trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh 2025 trong đó có sử dụng phương thức xét học bạ.
Danh sách các trường xét học bạ cụ thể như sau:
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)