Hiện có ít nhất 21 trường đại học trên cả nước công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy. Đây là mức điểm tối thiểu mà thí sinh cần đạt để đăng ký xét tuyển vào các đại học. Điểm trúng tuyển có thể bằng hoặc cao hơn mức này.
Năm 2025, cả nước có khoảng 10 kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy quy mô lớn do các trường đại học tổ chức. Trong đó, kỳ thi của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA), Đại học Quốc gia TP.HCM (APT) và Đại học Bách khoa Hà Nội (TSA) quy mô lớn nhất, được 50-100 trường sử dụng kết quả để tuyển đầu vào.
(Ảnh minh họa).
Đại học Ngoại thương dùng điểm thi HSA và APT của hai đại học quốc gia để xét tuyển. Điểm sàn lần lượt là 100/150 và 850/1.200, bằng năm ngoái. Đây là mức sàn cao nhất đối với phương thức này, tính đến ngày 6/4. Với kỳ thi TSA, trường Ngoại thương yêu cầu thí sinh đạt tối thiểu 60/100.
Học viện Ngân hàng và Đại học Kinh tế quốc dân cùng lấy điểm sàn theo điểm thi HSA là 85/150. Ngoài ra, Kinh tế Quốc dân còn xét tuyển bằng điểm thi APT và TSA với mức sàn lần lượt là 700/1.200 và 60/100.
Danh sách 21 trường đại học trên cả nước công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy:
Các trường lưu ý điểm sàn trên vẫn tính theo thang điểm gốc của từng kỳ thi, chưa phải điểm xét tuyển. Lý do là theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường phải quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển giữa các phương thức, tổ hợp về một thang điểm chung. Công thức quy đổi sẽ được công bố sau khi có phổ điểm thi tốt nghiệp THPT.
H.Anh (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)