Vào thứ 6 ngày 10/2 , hiện tượng trăng tuyết (tên gọi khác của đêm trăng tròn tháng 2) sẽ diễn ra. Cũng ở thời điểm này, vào khoảng rạng sáng ngày 11/2, các hiện tượng sao chổi và nguyệt thực cũng sẽ xuất hiện. Theo các nhà khoa học, hiện tượng nguyệt thực cùng với trăng tuyết sẽ xuất hiện trong khoảng 4h đồng hồ. Người yêu thích thiên văn trên thế giới có thể theo dõi chúng ở hầu hết các châu lục. Sau đó, sao chổi 45P cũng sẽ di chuyển gần trái đất nhất vào năm 2011. Các nhà khoa học cũng cho biết, nguyệt thực lần này sẽ có màu sẫm hơn và đáng chú ý hơn hầu hết nguyệt thực khác.
Xem trăng tuyết và nguyệt thực ở đâu?
Nguyệt thực vào ngày 10/2 sẽ có thể nhìn thấy được ở hầu hết cá Quốc gia trên thế giới ngoại trừ Úc, New Zealand và các nước Đông Á dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Tại Mỹ, bang Hawaii sẽ không chứng kiến được sự kiện này.
Các nhà khoa học cũng cho biết châu Âu, châu Phi và phía Đông của Nam Mỹ (bao gồm phần lớn Brazil) là những nơi quan sát nguyệt thực toàn phần tốt nhất. Noah Petro - một nhà nghiên cứu của Nasa Orbiter cho biết: 'Địa điểm theo dõi nguyệt thực lần này tốt nhất sẽ là trên một chiếc tàu ở giữa Đại Tây Dương. Nó sẽ có tầm nhìn rất tốt và không bị che chắn'.
Khi nào chúng ta thấy hiện tượng kỳ thú này?
Mặt trăng sẽ bắt đầu đi vào bóng tối của trái đất lúc 17h32' EST (giờ miền Đông nước Mỹ) và ánh trăng sẽ từ từ mờ ảo khoảng 2h. Sau khi lên đỉnh nhật lúc 19h43 EST, ánh sáng của mặt trăng sẽ mất 2h để trở lại bình thường. Mặt trăng sẽ hoàn toàn bên ngoài nguyệt thực vào lúc 21h55' EST.
Theo các nhà khoa học, nguyệt thực lần này kéo dài tới 4h nhưng ảnh hưởng của nó sẽ không được chú ý trong toàn bộ thời gian đó. Mặt trăng sẽ xuất hiện tối nhất khi nguyệt thực đạt mức tối đa vào lúc 19h43 EST.
Về phần sao chổi 45P, nó sẽ xuất hiện sau khi nguyệt thực diễn ra vài tiếng. Đây là sao chổi được phát hiện lần đầu năm 1948 và cứ mỗi 5,5 năm mới xuất hiện. Chúng ta có thể quan sát sao chổi này với phần ánh sáng xanh và đôi hình quạt. Nếu bỏ qua hiện tượng thiên văn kỳ thú này, phải đến năm 2022 chúng ta mới có dịp quan sát nó lần nữa.
Đêm trăng tròn mỗi tháng thường có một biệt danh theo cách gọi của những bộ lạc người Mỹ bản địa. Rằm tháng Giêng (theo âm lịch) được người Mỹ bản địa gọi là trăng tuyết bởi thời điểm xuất hiện trùng với lúc tuyết ở Mỹ rơi nhiều nhất.
TiTi (Theo Giadinhvietnam.com)