Đi qua ngày tăm tối
Chị với anh là hai người bạn cùng trang lứa, cùng học với nhau từ nhỏ, cũng cùng sinh hoạt trong đoàn thanh niên với nhau. Cả hai đã thầm mến nhau từ khi ấy. Nhưng phải đến khi anh ấy nhập ngũ, rồi những cánh thư đi về đã chắp cánh cho tình yêu nở rộ. Anh là người rất hiền, biết cánh cư xử nên được bạn bè quý mến, ai cũng vun vào cho tình yêu của chúng tôi.
Vậy là sau ba năm thực hiện nghĩa vụ quân sự, anh ấy được ra quân và anh chị tiến hành tổ chức đám cưới. Những ngày tháng sau đám cưới thực sự giống như mật ngọt đối với anh chị. Nhất là sau khi cháu trai đầu lòng ra đời. Anh và cả hai bên nội ngoại rất vui mừng. Anh rất quấn con. Đi đâu về là hỏi con trước. hễ đi đâu xa con là bịn rịn. Anh thường xuyên nắn nắn những ngón tay nỏ xíu của con, xòe tay bé ra, rồi chấm vào đó một chút nước bọt để cháu có hơi bố mà đỡ uốn mẹ ban đêm.
Rồi theo lời động viên của nhà nước vào Tây Nguyên xây dựng vùng kinh tế mới, anh chị cũng “khăn gói quả mướp” đi vào vùng đất mới, với ước mong có được cuộc sống khá giả hơn. Khi đó anh chị đã chó 2 bé.
Những ngày tháng vất vả, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thực sự bắt đầu. Ngày nào anh chị cũng phải vào rẫy từ mờ sáng đến tối mịt để chăm sóc cho những gốc cà phê mới được vun trồng, hai đữa con nhỏ phải ở nhà một mình, không có người lớn trông nom, bao nhiêu nguy hiểm rình rập trong trốn “đồng không mông quạnh”. Nhưng anh chị không thể làm khác. Có những khi con sốt, mà bố mẹ đi làm về muộn, xém chút nữa thì tính mạng của con cũng không giữ được.
Vì gội nắng, dầm mưa nhiều nên anh đổ bệnh thần kinh. Mùa rẫy năm ấy nắng mưa thất thường khiến cây cà phê chết hết. Bao nhiêu vốn liếng đổ dồn vào đó chỉ còn lại là mấy gốc cây khô héo. Nhà cửa ở quê không còn, hai vợ chồng thành trắng tay.
Anh đã đổ hết mọi tội lỗi lên đầu chị, rằng vì chị khuyên chồng lên Tây Nguyên làm ăn nên mới mất mát thế, rồi do lấy phải người vợ cao số nên làm ăn mới thất bát….
Khi anh không con biết phân biệt quá khứ, hiện tại, người thân... là lúc chọ hoang mang nhất, con người anh đó, nhưng tâm hồn giờ đây đã là xa lạ. Lúc này anh ngây ngô, lúc khác lại điên điên, khùng khùng. Con còn nhỏ, gian nan còn nhiều, người thân lại ở quá xa.
Rồi anh hay nổi những cơn cớ khác thường, nhiều lần đánh chị ngất đi, đòn chồng trở thành chuyện như cơm bữa. Anh sỉ và chị những lời mà cả đời chị chưa từng phải nghe thấy. Chị sống trong cảnh đau đớn, dày vò vì những kích động của chồng. Đỉnh điểm của sự dày vò là vào một ngày, anh gọi người đến, bảo họ qua đêm với chị mới cái giá 20 ngàn đồng một đêm. Trời đất như sụp đổ dưới chân chị, “người đàn ông đã từng kề gối, tay ấp với chị đây sao? Cuộc đời của chị, sự tự tôn của chị vì sao lại bị chính người đàn ông mà chị tin tưởng giao phó cả cuộc đời mình hủy hoại.
Một thời gian, chị luôn phải nhận đòn chồng như cơm bữa (hình minh họa)
Đau đớn, tuyệt vọng, chị chạy không biết mệt mỏi ra đường lớn, nhảy ra trước mũi chiếc ôtô đang chạy trên đường với mục đích kết liễu cuộc đời mình, giải thoát mình khỏi những ngày tháng đau khổ. Nhưng rất may mắn là chiếc xe đó phanh kịp, chi thoát chết tronng gang tấc. Ngồi ở vệ đường, chị nghĩ : “Mình mà chết thì hai đứa con ai sẽ nuôi. Anh lúc tình lúc mê, tinh thần không ổn định như thế thì làm sao lo nổi cho hai đứa con?”.
Chị lê từng bước chân nặng nhọc về nhà, với quyết tâm sẽ cố gắng thay đổi con người anh. Chị chú trọng chăm sóc anh hơn. Mở lòng, thoải mái tư tưởng với ý nghĩ: vì anh bị bệnh nên mới đối xử như thế với chị. Rồi căn bệnh thuộc về tâm thần của anh cũng thuyên giảm nhờ những lo lắng, dịu dàng của chị.
Ước mơ đổi đời ở vùng kinh tế mới không thành, chị lại “khăn gói quả mướp” cùng chồng và hai con về Hà Nội thuê nhà ở bãi Phúc Xá (Long Biên, HN). Ngày ngày anh đạp xích lô, còn chị đi thu mua đồng nát và giúp việc theo giờ để kiếm sống .
Những ngày đầu kiếm sống nơi phồng hoa đô thị luôn rất khó khăn, anh lại đánh chị. Nhiều hôm đi làm, trời oi bức mà chị luôn phải mặc áo chống nắng để che đi những vết thương vì đòn chồng.
Tôi ơi! Đừng tuyệt vọng
Cuộc sống tăm tối của chị dường như là bất tận, cho đến một ngày chị có dịp tham gia vào Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới- gia đình- phụ nữ và vị thành niên (CSAGA). Biết được bản chất của bạo lực gia đình là do bất bình đẳng giới, chị dần biết cách tránh đòn chồng và dần thông cảm cho anh hơn. Chị mở lòng tâm sự với những thành viên trong câu lạc bộ do CSAGA tổ chức,. Chị kể chi tiết chị bị chồng bán cho những người xe ôm giá 20 ngàn đồng ai cũng kinh ngạc: “Rồi các anh trong câu lạc bộ đưa chi tiết này vào trong một vở kịch, tôi được mời làm diễn viên chính. Sau này khi đi xem kịch cùng tôi đến chi tiết này anh ấy căng thẳng lắm, tôi cứ nghĩ về nhà anh ấy sẽ dày vò tôi, bảo tôi nói xấu chồng. Nhưng thật may, anh ấy nhìn tôi và bảo, anh ấy sai…”, chị tâm sự với ánh mắt long lạnh
Được sự động viên của một người cháu họ, anh cũng bắt đầu tham gia sinh hoạt tại Trung tâm. Anh tâm sự:
“Trước đây tôi đâu hiểubBạo lực gia đình là gi, càng không hiểu bản chất của bạo lực do bất bình đẳng giới. Ngay cả việc tôi đánh vợ mình, tôi cũng nghĩ: vợ tôi, tôi có quyền đánh. Cô ấy làm gì cũng phải thông qua ý kiến của tôi, nếu tôi không cho phép, không được tự ý quyết định…. Rất nhiều điều, giờ nhìn lại mới thấy mình thật không phải chút nào….”.
Tấm áo màu xanh anh khoác trên mình, tuy đã sờn bạc nhưng anh mặc nó với niềm tự hào đáng nể: “Khi mặc áo, tôi luôn được nhắc nhở mình là người lính, điều này giúp tôi phải sống xứng đáng với những gì đã qua. Đối mặt với mình là một thách thức, cần vượt lên chính mình…”.
Từ khi tham gia câu lạc bộ “Phụ nữ và nam giới di cư chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình” anh đã hiểu ra một điều rằng đánh phụ nữ là việc làm nhẫn tâm nhất.
Anh cũng khuyên con trai mình với tư cách một người đàn ông: Cố gắng kiềm chế nóng nảy. Giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói. Sức mạnh của đàn ông không phải là sức mạnh của nắm đấm, đó là sức mạnh của lòng vị tha, của bản lĩnh người đàn ông.
Giờ đây, trong ngôi nhà nhỏ của anh chị luôn ngập tràn hạnh phúc. Anh đã biết quan tâm tới chị nhiều hơn, sự tôn trọng đối phương luôn được duy trì. Anh luôn cố gắng thu xếp việc nhà để chị được tham gia diễn kịch trong Câu lạc bộ. Thấy chị được biểu diễn trên một sân khấu lớn, trong anh không khỏi ánh lên nét tự hào.
Trên gương mặt anh chị luôn bừng sáng lên thứ ánh sáng của niềm hạnh phúc…..
Theo Nguoiduatin.vn