Từ băng nhóm tự xưng "đàn em Lê Văn Luyện"
Mới đây một nhóm thiếu niên tại xã Điện Nam Trung (Điện Bàn, Quảng Nam) tự lập blog "Sống về đêm" cho đăng tải những thông tin, hình ảnh đầy bạo lực. Nguy hiểm hơn, nhóm thiếu niên này còn tự tạo nhiều hung khí và nhận là "đàn em của Lê Văn Luyện" - đối tượng giết người, cướp của tại Bắc Giang. Công an huyện Điện Bàn (Quảng Nam) đã tiến hành xử lý nhóm thiếu niên địa phương lập blog lấy tên "Sống về đêm" và tự xưng là "đàn em của Lê Văn Luyện".
Sát thủ Lê Văn Luyện
Cụ thể nhóm này gồm 7 thành viên: Đặng Quang Vũ (SN 1997), Võ Như Lộc (SN 1996), Tiêu Lanh (SN 1996), Nguyễn Mã Nhật Trung (SN 1996), Võ Như Đông (SN 1997), Lê Công Sơn (SN 1996, cùng trú xã Điện Nam Trung) và Lê Văn Hậu (SN 1997, trú Điện Nam Bắc).
Qua tìm hiểu, hầu hết số thiếu niên trên đã bỏ học, thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhiều thành viên trong nhóm đã nhiều lần vi phạm pháp luật. Phó Trưởng Công an xã Điện Nam Trung, ông Ngô Quang Thắng cho biết: "Đến nay cơ quan Công an có đủ cơ sở khẳng định Đặng Quang Vũ, Võ Như Lộc và Lê Văn Hậu là người khởi xướng và thực hiện việc lập nhóm "Sống về đêm", trong đó Vũ là "đầu têu". Bên cạnh đó, Vũ và Hậu còn là đối tượng liên quan trực tiếp đến vụ trộm cắp xe máy, xe đạp trên địa bàn vào khoảng tháng 5/2011, hiện đang bị Công an huyện Điện Bàn xử lý". Theo hồ sơ tại Công an xã Điện Nam Trung cho thấy, Đặng Quang Vũ đã bỏ học từ năm 2010. Lúc còn đi học, Vũ là học sinh cá biệt, thường xuyên gây rối đánh nhau với một số học sinh khác.
Nghiêm trọng hơn, Vũ còn liên quan trực tiếp đến vụ án trộm cắp xe máy, xe đạp hiện đang được Công an huyện Điện Bàn thụ lý, song do chưa đủ tuổi thành niên nên Vũ được miễn trách nhiệm hình sự. Được biết, Vũ là người "đầu trò" khởi xướng lập ra nhóm "Sống về đêm" cùng với Võ Như Lộc và Lê Văn Hậu. Ngày 6/10/2010, theo ý kiến của "nhóm trưởng" Vũ, Lộc (đã nghỉ học) lên internet thành lập blog lấy tên "Sống về đêm", đồng thời tự xưng là "đàn em của Lê Văn Luyện".
Việc thành lập blog vừa để giới thiệu về nhóm và kêu gọi những thiếu niên khác gia nhập. Nhóm "Sống về đêm" ngay từ đầu đã tập hợp được 7 thành viên như đã nói. Sau đó, theo đề xướng của Vũ thì mỗi thành viên phải nộp 100.000 đồng để mua máy cắt - mài điện (loại cầm tay) và kim loại về tự tạo 5 cây mã tấu, 3 tuýp sắt đều khắc tên "Sống về đêm". Tiếp đó, để màn ra mắt thật "hoành tráng và ấn tượng", Vũ cùng các thành viên dùng số hung khí tự tạo làm "đạo cụ" dàn dựng cho các thành viên đánh, chém đầy bạo lực rồi chụp ảnh đăng tải lên blog "Sống về đêm".
Giải thích việc lập nhóm và blog "Sống về đêm", các thiếu niên này cho biết do xem nhiều phim hành động bạo lực, xã hội đen nên muốn học theo cho oai. Hiện nhóm này chỉ có Lê Công Sơn còn đi học. Được biết, dù điều kiện gia đình những thiếu niên này không đến nỗi quá khó khăn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình bởi các bậc phụ huynh chỉ lo làm ăn hoặc bố mẹ bỏ nhau nên dần dà các em bị lôi kéo vào con đường hư hỏng.
Đến những suy nghĩ lệch lạc
Nếu coi vụ cướp ở tiệm vàng Ngọc Bích như một “trận động đất” làm chấn động xã hội. Thì những dư chấn của nó đối với xã hội, đặc biệt với bộ phận thanh thiếu niên quả là không nhỏ. Cách nhìn của giới trẻ trong vụ án nghiêm trọng này được chia làm hai phe: phẫn nộ, bức xúc và bàng quang giễu cợt. Với tội ác Luyện đã gây ra, chuyện dư luận lên án, căm phẫn là đều dễ hiểu. Tẩy chay cái ác, đòi lại công bằng, nghiêm minh trong xã hội cũng là nên làm. Tuy nhiên thì trong thời điểm đó nếu chúng ta đặt chân vào các cộng đồng mạng thì sẽ thấy sự phẫn nộ đã trở lên quá khích. Khắp những trang mạng xã hội, blog, diễn đàn người sôi sục lên án, nguyền rủa kẻ sát nhân... Từ khi có thông tin hung thủ chưa đủ 18 tuổi, nên không thể thực hiện án tử hình đẩy làn sóng phản đối bị đẩy một cách lên dữ dội.
Bên cạnh bộ phận "nhiệt tình" chống lại cái ác. Thì có một bộ phận giới trẻ khác nhìn sự việc này khá thờ ơ, họ mang vụ việc này ra làm trò đùa. Hiện tượng Lê Văn Luyện đã tạo ra một hiệu ứng mạng chưa từng có: Những clip nhạc chế, chế phim, chế thơ với hàng ngàn người tham gia. Những poster phim Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc được "chế" cắt ghét hình Lê Văn Luyện. Game đào vàng, một game khá phổ biến được chế thành game "gold Luyện", các nhân vật truyện tranh Doraemon cũng được thay bằng hình ảnh của Luyện. "Luyện" trở thành một từ lóng của giới trẻ "vãi Luyện", "Luyện cho phát"... như một trào lưu, hợp thời. Điều này khiến một bộ phận người lớn lo lắng họ lo ngại rằng giới trẻ đang "ăn theo" Luyện?
Lo lắng đó có vẻ hơi thừa vì đó đơn giản chỉ là một dạng hiệu ứng trong cộng đồng mạng thể hiện phong cách của những người trẻ: hài hước và nhí nhố, a dua chạy theo trào lưu. Tuy nhiên việc biến sự việc này thành trò đùa, giải trí cũng thể hiện một tư tưởng lệch lạc của giới trẻ, sự vô tâm thờ ơ trong tâm hồn những người trẻ. Sự bàng quang trước tội ác, nỗi đau của đồng loại.
Nhưng từ đùa đến thật, "lộng giả thành chân", một nhóm trẻ vị thành niên ở Quảng Nam, tuổi đời chỉ mới 14-16 nhưng đã; sắm dao, mã tấu tự xưng là “đàn em Lê Văn Luyện” cuối tháng 11 vừa qua khiến người ta thực sự lo ngại. Băng nhóm "nhí" này còn "thị uy", phô trương thanh thế bằng cách lập hẳn một blog với hình ảnh những cậu bé vác mã tấu "hiên ngang", hay một cậu bé cởi trần cậu kia kề mã tấu vào cổ, ánh thép sắc lạnh nơi cổ, nhưng ánh mắt của cậu vẫn lạnh băng, thản nhiên.
Nếu phẫn nộ quá khích, hay những trò đùa quá lố, nó chỉ mang tính "thời sự", trào lưu ai dua chỉ là vấn đề tâm lý "đám đông" và khi vụ án này lắng xuống thì họ sẽ quên ngay thay vào đó là những trào lưu mới. Việc những cậu bé thành lập hẳn một băng nhóm, góp tiền "sản xuất" vũ khí rồi lên mạng để kêu gọi. Thể hiện tư tưởng lệch lạc, tôn thờ bạo lực, cách sống và suy nghĩ bầy đàn, bệnh hoạn chống lại những chuẩn mực chung về đạo đức và giá trị của xã hội. Đây là một trong những suy nghĩ lệch lạc của một bộ phận nhỏ trong thanh, thiếu niên. Vấn đề không chỉ riêng của cá nhân, mà cần ra tay chung sức của cả nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục, định hướng cho lớp trẻ một lối sống lành mạnh, trong sáng...
Người đưa tin