Danh mục

Đề xuất xây dựng đại lộ và cảnh quan chạy song song hai bên bờ sông Hồng

Thứ tư, 02/07/2025 14:48

Cụ thể căn cứ theo đề xuất, đại lộ cảnh quan ven sông Hồng (cả hai bên) bao gồm 22km cầu cạn; 7,6km đường song hành; 2,3km hầm chui, quy mô mặt cắt ngang tuyến đường rộng từ 4-6 làn xe.

Theo đại diện liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Văn Phú, một kế hoạch chi tiết cho dự án “Xây dựng Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng” đã được đưa ra sau khi tiến hành khảo sát thực địa và phân tích các hệ thống giao thông, địa hình và sinh thái. Theo đề xuất, "trục xương sống" chiến lược có quy mô khoảng 7.800 ha này sẽ dài tổng cộng khoảng 40 km, với 20 km mỗi bên bờ sông Hồng.

Liên danh cũng cho biết, đề xuất vừa được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận nghiên cứu đề xuất dự án theo phương thức đối tác đầu tư công - tư (PPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

sông Hồng, cảnh quan sông Hồng, kiến thức

Phối cảnh đề xuất “Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng”.

Tuyến đường nằm bên phải sông Hồng (theo hướng nước chảy - phía nội thành) sẽ có điểm đầu tại cầu Hồng Hà đến điểm cuối là cầu Mễ Sở (trong tương lai). Tuyến bên trái sông Hồng (theo hướng nước chảy - phía Đông Anh, Gia Lâm) có điểm đầu giao với Vành đai 4 tại cầu Hồng Hà, điểm cuối tiếp giáp với dự án đường kết nối di sản văn hoá du lịch và phát triển kinh tế dọc sông Hồng.

Theo đề xuất, đại lộ cảnh quan ven sông Hồng (cả hai bên) bao gồm 22km cầu cạn; 7,6km đường song hành; 2,3km hầm chui, quy mô mặt cắt ngang tuyến đường rộng từ 4-6 làn xe. Riêng các cụm công viên cây xanh, vui chơi giải trí, các công trình mang tính biểu tượng là điểm nhấn của Thủ đô và cảnh quan hai bên bờ sông trải rộng khoảng 3.000 ha. Cụm các công trình này có thể tổ chức đa dạng những hoạt động văn hoá truyền thống, văn hoá hiện đại, làng nghề truyền thống.

Đề cập đến mục tiêu chính của dự án, liên danh thông tin, sẽ biến khu vực ven sông Hồng thành một trục sinh thái và văn hóa biểu tượng mới, đồng thời tạo ra không gian công cộng lớn nhất cho Hà Nội, góp phần nâng tầm diện mạo đô thị.

Theo liên danh, khi dự án hình thành sẽ kiến tạo nên một dấu ấn phát triển mới: “Kỳ tích sông Hồng” - góp phần tôn tạo nền văn minh sông Hồng và Thủ đô ngàn năm văn hiến. Nhìn xa hơn, dự án sẽ góp phần giải quyết vấn đề “thành phố quay lưng vào sông” - một thực trạng đã tồn tại từ lâu tại Thủ đô. Đồng thời, sẽ tăng cường kết nối giao thông và phát triển không gian đô thị đa chức năng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, kinh doanh và giải trí của người dân.

sông Hồng, cảnh quan sông Hồng, kiến thức

Đối với giao thông đối ngoại, liên danh cho biết, tuyến đường sẽ giúp du khách quốc tế khi di chuyển từ sân bay Gia Lâm (hoặc Gia Bình, nếu có dự án) về trung tâm Thủ đô qua cầu Tứ Liên nhanh nhất.

“Tuyến đại lộ không chỉ là con đường giao thông kết nối Hà Nội với Hưng Yên, Phú Thọ, mà còn là hành lang sinh thái văn hóa sống động, được tổ chức với hệ thống công viên bậc thang, lối đi bộ, quảng trường ven sông, tổ hợp dịch vụ – du lịch và các không gian cộng đồng” - thuyết minh đề xuất nêu.

Liên danh Đèo Cả - Văn Phú cam kết, khi nghiên cứu thực hiện dự án sẽ tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm của các thành phố đã thực hiện tốt quy hoạch các con sông trong thành phố, hợp tác với các đối tác đã thực hiện nhằm áp dụng thực hiện tốt nhất cho Dự án Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng. Liên danh tập đoàn cũng tự bố trí kinh phí để thực hiện công tác lập hồ sơ đề xuất dự án.

Cho ý kiến về đề xuất trên, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, Sở vẫn chưa nhận được chỉ đạo cho ý kiến thức của thành phố. Tuy nhiên đây là đề xuất thực hiện trục giao thông chạy dọc hai bên sông Hồng nên trước khi đưa ra quan điểm hay ý kiến, cơ quan chuyên môn cần phải nghiên cứu kỹ đề xuất, có khảo sát thực tế xem việc nghiên cứu dự án có phù hợp quy hoạch, nhất là với Luật Đề điều.

Kiến trúc sư (KTS) Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội hoan nghênh các ý tưởng để phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội, trong đó có hạ tầng giao thông.

Với đề xuất nghiên cứu trục đại lộ và cảnh quan ở hai bên bờ sông Hồng, KTS Trần Huy Ánh cho rằng, xem thông tin và phối cảnh vị trí dự kiến xây dựng hai trục đường nằm trọn trong hành lang thoát lũ và hành lang bảo vệ đê điều (sông Hồng). Hơn nữa, ngoài làm hai trục đường, dự án còn khai thác, sử dụng đến các quỹ đất ở hành lang ven sông, ven đê rất lớn, lên đến khoảng 7.800 ha.

Theo KTS Trần Huy Ánh, theo Luật Đê điều và quy hoạch hai bên bờ sông Hồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bất kỳ hoạt động xây dựng, cải tạo nào có chiều cao hơn bãi sông, mặt đê và trong hành lang thoát lũ, bảo vệ đê điều đều không được phép.

“Như vậy đề xuất dự án đã “dính” vào hành lang thoát lũ và hành lang bảo vệ đê điều của Luật đê điều, nhưng chưa thấy nhà đầu tư đưa ra hướng giải quyết” - KTS Trần Huy Ánh băn khoăn.

A.Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Tin được quan tâm

Người lao động cả nước chuẩn bị đón tin vui lớn, tăng gấp đôi lương cơ bản từ 1/7/2025, có đúng không?

Nhiều thông tin lan truyền rằng từ 1/7/2025 sẽ tăng gấp đôi lương cơ bản, vậy điều này có đúng hay không?
Kiến thức 3 ngày, 16 giờ trước

Chính thức hôm nay: Lương 15 triệu phải trích lại 1.575.000 đồng/tháng, hàng triệu người nhận tiền lương tháng 7 bị hụt tiền đừng bỡ ngỡ

Từ ngày 1/7/2025, người có mức lương 15 triệu đồng/tháng sẽ phải trích lại 1.575.000 đồng/tháng để đóng bảo hiểm bắt buộc.
Kiến thức 2 ngày, 1 giờ trước

Trợ cấp 3 - 6 triệu đồng/tháng cho người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục từ 1/7/2025, có đúng không?

Thông tin việc tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục sẽ được nhận tiền trợ cấp 3 - 6 triệu đồng/tháng, thực hư ra...
Kiến thức 2 ngày, 4 giờ trước

Kể từ 1/7/2025: Người từ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được nhận 3 triệu đồng tiền trợ cấp hàng tháng?

Có phải từ 1/7/2025, người từ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được nhận tiền trợ cấp hàng tháng lên tới 3 triệu đồng,...
Kiến thức 2 ngày, 2 giờ trước

Khách hàng đột ngột qua đời, có được ngân hàng trả lại tiền còn trong tài khoản không?

Ngân hàng sẽ xử lý số tiền trong tài khoản người đã mất như thế nào? Người thân cần làm gì để tiếp cận tài...
Kiến thức 3 ngày, 4 giờ trước

Những người có ngày sinh trùng với 3 ngày này theo âm lịch sẽ rất may mắn, thịnh vượng và kiếm tiền dễ dàng!

Trên bầu trời đầy sao bao la, số phận của mỗi người dường như được dẫn dắt bởi một thế lực bí ẩn nào đó....
Đời sống số 3 ngày, 12 giờ trước

Tin cùng mục

Thời gian tới, bác sĩ phải hoàn thành việc quan trọng này mới có thể hành nghề

Từ ngày 1/1/2027, Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đối với bác sĩ.
Kiến thức 19 giờ, 3 phút trước

Một bộ phận của cá hồi tuyệt đối không nên ăn! Chuyên gia cảnh báo nguy cơ 'nuốt trọn' cả lượng kim loại nặng vào người

Chuyên gia cảnh báo một bộ phận trên cá hồi tưởng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ "nuốt trọn" kim loại nặng vào...
Kiến thức 19 giờ, 4 phút trước

Đình chỉ hoạt động một khu du lịch sinh thái nổi tiếng, phải nộp lại hơn 154 tỷ đồng tiền thu lợi bất hợp pháp

Trước khi sáp nhập, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nghiêm khắc đối với Công ty TNHH...
Tin trong ngày 20 giờ, 46 phút trước

Việt Nam chính thức có ‘siêu’ thành phố gần 12.000km2, sở hữu 2 sân bay quốc tế, 3 di sản thế giới được UNESCO công nhận

Đây là thành phố có diện tích lớn nhất trong số 6 đô thị trực thuộc Trung ương, dân số trên 3 triệu người và...
Kiến thức 20 giờ, 46 phút trước

Cách phân biệt thẻ ATM từ và thẻ chip: Từ ngày 1/7, thẻ nào bị khóa, thẻ nào không ảnh hưởng?

Khách hàng muốn tiếp tục thực hiện các giao dịch thẻ sau ngày 1/7 cần nhanh chóng chuyển đổi từ thẻ ATM từ sang thẻ...
Kiến thức 20 giờ, 46 phút trước

Tỉnh thành nào có nhiều xã nhất cả nước sau sáp nhập?

Sau ngày 1/7/2025, tỉnh thành này có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu.
Tin trong ngày 20 giờ, 46 phút trước

Tin mới cập nhật

Từ ngày 1/7, mức đóng bảo hiểm y tế tăng lên 6%?

Thời gian gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin về việc mức đóng Bảo hiểm Y tế (BHYT) sẽ tăng từ 4,5% lên...
Tin trong ngày 27 phút trước

'Vua rút cạn canxi' gọi tên 3 loại nước quen thuộc này: Uống càng nhiều xương càng giòn, dễ gãy

Ngoài yếu tố tuổi tác thì việc thường xuyên nạp những loại đồ uống này cũng khiến cơ thể phải đối mặt với vấn đề...
Chăm sóc sức khỏe 28 phút trước

VNeID vừa ra mắt bổ sung thêm nhiều tính năng mới tiện lợi vô cùng, người dân lưu ý

Một trong những cải tiến nổi bật mới của ứng dụng VNeID là cập nhật thông tin cá nhân, cơ quan, tổ chức theo địa...
Tin trong ngày 28 phút trước

Giá xăng dự báo giảm 1.200 - 1.400 đồng/lít vào chiều nay

Trong chiều 3/7, giá xăng dự kiến sẽ có biến động, có thể giảm khoảng 1.200 - 1.400 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm...
Tin trong ngày 45 phút trước

Lần đầu tiên, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thi bổ sung đánh giá năng lực

Tối 2/7, Đại học Quốc gia TP.HCM bất ngờ công bố thông tin về việc tổ chức đợt thi bổ sung kỳ thi Đánh giá...
Tin trong ngày 54 phút trước

Việt Nam lần đầu tiên có 5 tỉnh, thành cùng lúc sở hữu 2 sân bay đang hoạt động

Sau khi thực hiện sáp nhập, nhiều tỉnh thành trên cả nước cùng lúc sở hữu 2 sân bay và là điều kiện thuận lợi...
Kiến thức 1 giờ, 9 phút trước

Nếu cải tạo tốt, án chung thân có được giảm nhẹ theo luật sửa đổi?

Vấn đề liệu người bị tuyên án chung thân có được xem xét giảm án nếu cải tạo tốt hay không, hay án chung thân...
Tin trong ngày 1 giờ, 10 phút trước

Quân nhân được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm, từ ngày 1/7/2025?

Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư số 56/2025/TT-BQP, quy định chi tiết về chế độ nghỉ đối với sĩ quan, quân nhân chuyên...
Tin trong ngày 1 giờ, 10 phút trước

Đâu là loại quả được ví như 'BHA mùa hè', nay trở thành món ăn viral nhất cõi mạng, giá đắt mấy vẫn cháy hàng?

Loại quả thân quen của mùa hè, khẳng định vị thế "quốc dân" khi trở thành món ăn viral nhất trên mạng xã hội. Dù...
Tin trong ngày 1 giờ, 11 phút trước

Tỉnh thành nào sau sáp nhập đóng góp nhiều cầu thủ cho đội tuyển Việt Nam nhất?

Cách đây 5 năm, tiền vệ Phạm Đức Huy từng chia sẻ bức ảnh với 5 cầu thủ quê Hải Dương trên đội tuyển Việt...
Tin trong ngày 2 giờ, 48 phút trước