Mấy ngày qua, mạng xã hội Weibo Trung Quốc sục sôi khi hình ảnh cậu bé 10 tuổi đánh đấm mẹ ruột tới tấp vào mặt, vào đầu. Ai nhìn cũng vừa phẫn nộ vừa thấy đáng thương cho cả hai mẹ con.
Đáng thương bởi đứa con trai mới 10 tuổi, lứa tuổi vẫn còn muốn mẹ ôm ấp, yêu thương lại có thói bạo lực với chính mẹ ruột của mình. Đáng thương vì không hiểu bà mẹ đã giáo dục con cái thế nào để cậu bé trở nên cục cằn đến vậy.
Cậu bé 10 tuổi lao vào đấm đá mẹ ruột như kẻ thù.
Thậm chí khi người mẹ đã nằm xuống rồi nhưng cậu bé vẫn lấy chân liên tục đạp vào người mẹ. Cộng đồng mạng Trung Quốc đặt câu hỏi, ai đã đứng yên để quay clip này mà không vào can ngăn, khuyên bảo cậu bé?
Khi mẹ đã nằm im, cậu bé này vẫn lấy chân đá vào người mẹ liên tiếp.
Nhiều người cho rằng người quay clip chính là bố đứa bé và nhờ có hậu thuẫn của người bố mà đứa con mới dám ngông cuồng đến vậy, trong khi người mẹ thì cứ im lặng chịu đòn.
Theo suy đoán, người quay video này chính là cha cậu bé và là người hậu thuẫn để cậu bé làm những hành động sai trái này.
Cậu bé trên chỉ là một ví dụ điển hình trong rất nhiều những trường hợp mà cộng đồng mạng Trung Quốc phải dậy sóng gần đây. Trước đó, một cô gái dang tay tát mẹ ngay trên phố đông người.
Cô gái tát mẹ ngay trên phố đông người khiến nhiều người chứng kiến quá kinh ngạc.
Điều đáng nói là người mẹ ấy khi thấy mọi người lớn tiếng với cô con gái về cách hành xử không hay, đã vội vàng bênh con và ngăn không cho mọi người chỉ trích. Còn cô con gái thì thấy mẹ đã làm mất mặt mình chốn đông người và đe dọa sẽ về nhà xử lý tiếp.
Cậu bé túm tóc mẹ vì không được mua đồ chơi.
Một trường hợp khác, mạng xã hội Weibo cũng đăng hình ảnh một cậu bé 5 tuổi, túm tóc, bóp cổ mẹ vì mẹ không mua đồ chơi cho mình. Cậu bé còn hét cả vào mặt những người can ngăn không cho đánh mẹ. Chưa hết, cậu bé ngang ngược này còn bắt mẹ quỳ xuống và xin lỗi mình!
Sau đó cậu bé này còn bắt mẹ quỳ xuống xin lỗi mình.
Chế độ con 1 ở Trung Quốc đã sản sinh ra không ít đứa trẻ ích kỷ chỉ biết bản thân và vô cùng trịch thượng với cha, mẹ mình. Mọi khó khăn, trách nhiệm, công việc đã có bố mẹ chống đỡ và việc của chúng chỉ là ăn và học, chơi.
Không những không biết giúp đỡ bố mẹ, những đứa trẻ này còn đối xử rất tệ với cha mẹ mình và thậm chí còn cư xử với họ không khác người hầu, kẻ hạ. Các bậc cha mẹ không biết cách dạy con về lòng biết ơn trong khi họ dồn mọi tình cảm, mọi vật chất cho chúng.
Có 2 sai lầm chính của các bậc cha mẹ Trung Quốc khi tạo ra những thế hệ trẻ ích kỷ:
1. Tự nguyện đáp ứng mọi yêu cầu của con
Nhiều đứa trẻ dù sinh ra trong gia đình giàu có hay nghèo khó ở Trung Quốc đều được bố mẹ tạo điều kiện nhất có thể để hưởng thụ mọi vật chất như điện thoại, máy tính, xe hơi…
Và khi được thỏa mãn mọi yêu cầu, đứa bé đó sẽ không thể hiểu được giá trị của những món đồ, giá trị của tình cảm mà cha mẹ dành cho chúng bởi chúng nghĩ đó là điều đương nhiên được hưởng. Khi bố mẹ không đáp ứng yêu cầu, chúng lập tức có suy nghĩ bố mẹ có lỗi với mình và phản ứng tiêu cực.
Khi một ai đó quá dễ dàng đạt được thứ mà mình muốn thì họ sẽ càng ít biết trân trọng và biết ơn.
2. Nuông chiều vô lối những thói hư, tật xấu của con
Con muốn bước lên ghế sofa mà không cởi giày, ra chỗ công cộng chơi nhưng muốn chiếm giữ mọi món đồ chơi, đối xử thô lỗ với mọi người xung quanh… Khi con có những hành động này đúng ra bố mẹ phải kiên quyết ngăn chặn và giải thích cho con thì có một số cha mẹ lại tìm lý do để bảo vệ con.
Dần dần trẻ sẽ có suy nghĩ, mọi việc không cần quy tắc mà chỉ cần thuận theo ý muốn của chúng, dẫn tới hậu quả là chúng sẽ làm mọi thứ mà chúng muốn bất chấp hậu quả, tỏ ra coi thường người khác.
1. Không nên làm tất cả thay cho trẻ
Nếu cứ chăm chăm bảo vệ, tìm cách bao bọc con thì dần dần trẻ sẽ nghĩ đó là điều đương nhiên, là trách nhiệm của cha mẹ. Từ đó, trẻ sẽ không hiểu được sự hy sinh cha mẹ dành cho mình, không có lòng biết ơn công lao của cha mẹ. Mặt khác, trẻ còn có thói quen ỷ lại, không có khả năng sống tự lập.
2. Không cho trẻ "độc quyền" hưởng thứ tốt nhất
Từ nhỏ luôn được cha mẹ yêu chiều, dành cho những thức ăn ngon nhất trong bữa ăn sẽ làm trẻ cho rằng mình nghiễm nhiên có đặc quyền hưởng những thứ ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất.
3. Không để cho trẻ "cứ đòi là được"
Dù yêu con, thương con đến mấy thì các bậc phụ huynh cũng nên xem xét kỹ những yêu cầu của con trẻ, nếu thấy hợp lý thì đáp ứng, còn không thì phải kiên quyết từ chối và giải thích cho trẻ hiểu vì sao yêu cầu đó không hợp lý.
4. Chia sẻ khó khăn với trẻ
Tùy theo từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ mà bạn có cách "tâm sự", chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, công việc của chính bạn và gia đình với con mình.
Đừng nghĩ trẻ nhỏ không thể hiểu được những điều đó, chúng hiểu và cảm nhận được, chỉ là chưa hiểu tường tận và chưa biết cách ứng xử thích hợp mà thôi. Hãy để trẻ dần dần hiểu rằng cuộc sống không dễ dàng mà luôn có thách thức và áp lực.
5. Làm gương cho con cái noi theo
Nói năng lễ phép, cử chỉ đúng mực, dành món ăn ngon nhất cho người cao tuổi trong gia đình ăn trước; dịp lễ tết tặng quà cho ông bà, bố mẹ; thường xuyên gọi điện thăm hỏi bố mẹ, ông bà nếu ở xa… là những ví dụ điển hình và trực quan mà bạn có thể thực hiển con mình có thể học theo.
6. Tạo cơ hội cho trẻ tỏ lòng biết ơn
Khi trẻ muốn giúp bạn một việc gì đấy, nhất định không được nói: "Con học bài/đọc sách là được rồi". Làm như vậy sẽ khiến con trẻ bị áp lực về việc học và "thui chột" sự bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ.
Theo Ttvn.vn