1. Bỏ cấp huyện không làm thay đổi về thủ tục, chỉ thay đổi về thẩm quyền
Theo Quyết định 629/QĐ-BNNMT 2025, các thủ tục hành chính về đất đai cấp huyện được thực hiện bởi các cơ quan sau:
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện
- Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
- Cơ quan thuế, cơ quan có chức năng quản lý về xây dựng cấp huyện (nếu có)
Có thể thấy, tùy thuộc vào từng thủ tục mà người dân có thể thực hiện tại các cơ quan thay thế như Văn phòng, chi nhánh đăng ký đất đai, UBND xã hoặc các cơ quan khác. Việc bỏ cấp huyện hoặc các cơ quan cấp huyện thì những thủ tục trên sẽ chỉ thay đổi về thẩm quyền giải quyết chứ không thay đổi nhiều về thủ tục hay thời gian giải quyết.
Hiện nay có 21 thủ tục về đất đai sau thuộc thẩm quyền của cấp huyện, bao gồm:
2. Thay đổi nơi nộp hồ sơ sang tên do nhiều chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được sáp nhập
Khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, nhiều chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) được sáp nhập để tối ưu hóa việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Điều này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả công tác quản lý đất đai mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai.
Ví dụ như vừa qua, UBND TP.Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 537/QĐ-TTPVHCC về việc một số chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại 1 số quận, huyện và thị xã của TP. Hà Nội sẽ được sáp nhập và chuyển về các địa điểm mới để tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai.
Theo đó, chi nhánh VPĐKĐĐ các quận Hoàng Mai và Hai Bà Trưng đã được chuyển gộp chung về Chi nhánh số 04 Trung tâm Phục vụ hành chính công tại Tòa nhà Liên cơ, số 8, ngõ 6 Bùi Huy Bích, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.
Hay Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội trước đây ở số 1 Hoàng Đạo Thuý, Thanh Xuân đã được chuyển về Chi nhánh số 01 Trung tâm Phục vụ hành chính công: Số 258, Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ.
Hiện nay, theo Điều 13 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định, chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện các chức năng tương tự như Văn phòng Đăng ký đất đai nhưng tại cấp huyện hoặc khu vực. Do vậy, việc sáp nhập các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai không làm thay đổi bản chất của các thủ tục.
Tại Hà Nội, nhiều chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đã được sáp nhập (Ảnh minh họa)
3. Một số ảnh hưởng khác tới giá đất và thị trường bất động sản
Căn cứ Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định, bảng giá đất được xác định dựa trên khu vực và vị trí, cũng như các yếu tố quy hoạch, hạ tầng. Vì vậy, khi có sự thay đổi về địa giới hành chính lớn như sáp nhập tỉnh hoặc nâng cấp huyện lên thành phố, bảng giá đất tại các khu vực bị tác động sẽ có sự điều chỉnh.
Theo đó, thông thường giá trị bất động sản có xu hướng tăng nhờ kỳ vọng về hạ tầng và sự phát triển đô thị, đặc biệt là trong các khu vực được định hướng trở thành trung tâm hành chính mới, tạo ra làn sóng đầu tư ngay từ khi thông tin sáp nhập mới chỉ là định hướng.
Ví dụ, sau khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội vào năm 2008, giá đất ở khu vực Hà Đông và Hoài Đức đã tăng gấp 2-3 lần. Tương tự, giá đất nền tại Thủ Đức đã tăng mạnh khi khu vực này trở thành thành phố trực thuộc TP.HCM vào năm 2021.
Tuy nhiên, sự biến động của thị trường bất động sản không chỉ dừng lại ở yếu tố giá đất tăng. Khi sáp nhập các tỉnh thành, ngoài cơ hội phát triển, cũng tiềm ẩn những rủi ro như sốt đất ảo do tâm lý đầu cơ. Các nhà đầu tư và người dân cần thận trọng, theo dõi sát các thông tin chính thống để có quyết định phù hợp.
H.Anh (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)