Danh mục

Bí ẩn vụ hàng nghìn người chết trong một đêm...

Thứ sáu, 26/10/2012 09:39

Một trận sương mù bí ẩn bất ngờ bao phủ một khu vực dân cư gần hồ Nyos ở Cameroon đã cướp đi mạng sống của gần 2.000 người chỉ trong một đêm.

Trên thi thể họ không có một dấu hiệu nào chứng tỏ đã bị chấn thương hay có một cuộc đụng độ nào đó dẫn tới tử vong. Câu chuyện vẫn làm đau đầu các nhà khoa học đến tận bây giờ, xung quanh các giả thiết do hoạt động của núi lửa hay do hồ nước đã giải phóng lượng lớn khí độc CO2 hoặc lưu huỳnh?

Gần 2.000 người và 8.000 gia súc đã bị chết

Ngày 21/8/1986 là ngày thứ năm - một ngày quan trọng đối với người dân làng Nyos vì có phiên chợ tụ họp. Niềm vui tăng lên gấp bội vì năm nay cả làng được mùa ngô. Họ tươi cười, sảng khoái trò chuyện, giao lưu buôn bán. Không một ai trong làng nhận thấy chỉ cách làng độ 3km, một sự gì đó lạ thường đang diễn ra. Cho đến 8h30, họ bỗng nghe thấy những tiếng gầm réo.


Động vật chết trong do sương mù ở hồ Nyos.

Sau này các nhân chứng kể lại, tiếng gầm réo kéo dài độ vài chục giây, mọi người chạy vội ra khỏi những túp lều và nhìn trừng trừng về phía hồ mà không ai biết chuyện gì đang xảy ra. Trước mặt họ là một cột nước khổng lồ, những đám khói trông tựa mây trắng ùn ùn đùn lên từ mặt hồ. Vào thờ i khắc đó, gió thổi khá mạnh, khoảng 70 km/giờ, đám mây từ hồ lan tỏa ra rất nhanh và bao phủ nhiều làng quê vốn thanh bình. Hàng nghìn con bò lăn ra chết. Cả dân làng nháo nhác, chạy toán loạn, cố gắng thoát khỏi vùng nguy hiểm này, nhưng con số may mắn thoát chết là hạn chế.

Những người đàn ông vừa mới đây còn trò chuyện vui vẻ với nhau giờ ngã gục xuống, nhiều người cảm thấy như không còn có chân tay, trẻ em bị ngưng thở, chim từ trên trời rơi xuống đất không ngớt… Cả một vùng quê chìm trong đau thương, mất mát. Theo tin tức, ban đầu, số nạn nhân bị thiệt mạng được báo cáo là 1.200 người, nhưng con số thống kê cuối cùng cho thấy đã tới 1.800 người đã tử nạn, 3.500 đầu gia súc bị chết. Vì phạm vi “tà n sát” trong khoảng bán kính 25km lấy hồ Nyos làm tâm, nên rất nhiều thôn làng quanh hồ Nyos đã bị xoá sổ chỉ trong giây lát. “Hôm đó, tôi có việc phải đến khu vực hồ Nyos. Tới nơi, tôi bàng hoàng vì phát hiện ở đó không còn ai. Tất cả đã chết. Thật kinh khủng, trong nhà ngoài sân, chỗ nào cũng ngổn ngang xác chết. Tôi đếm sơ qua cũng phải có tới hơn 50 nạn nhân xấu số. Chó, mèo, trâu, bò cũng chịu chung số phận” - cha Anthony Bangsi, một nhà truyền giáo tại làng Subum nhớ lại sự kiện khủng khiếp trên.

Phần lớn những người sống sót đều kể về một triệu chứng rất giống nhau như bị say xẩm mặt mày, chóng mặt ngay sau vụ nổ. Nhiều người cảm thấy bối rối và choáng váng sau đó bị ngất xỉu. Mọi người đều ngửi thấy một mùi thum thủm như mùi trứng thối hoặc thuốc súng.

Do phun trào núi lửa dưới lòng hồ?

Chuyên gia người Mỹ có tên George Kling là một trong những nhà khoa học đầu tiên xuất hiện tại hiện trường thảm họa Nyos sau sự kiện. Ông tin rằng đã có một vụ phun trào núi lửa dưới lòng hồ và cho rằng, đó có thể chính là nguyên nhân dẫn tới những cái chết bí ẩn. Giả thuyết này của ông được đưa ra chủ yếu dựa vào căn cứ hồ Nyos nằm trên miệng núi lửa. Tuy nhiên, Kling và Evans đã tiến hành đo nhiệt độ của nước. Tất cả đều bình thường, không có hiện tượng nước nóng lên do tác động của dung nham núi lửa. Họ cũ ng không tìm thấy bấ t cứ sự không bình thường nào về hàm lượng sunphua (Sulfide) và clorua (Chloride) - 2 hợp chất thường thấy khi núi lửa phun trào - trong nước hồ Nyos. Điề u này trái ngược với những gì mà những người may mắn sống sót kể lại rằng họ ngửi thấy mùi trứng thối hay mùi thuốc súng. Hơn nữa, nhiệt độ của hồ cho thấy chúng thực sự mát lạnh hơn cả bình thường chứ không phải đã được làm nóng sau một vụ phun trào. Điều này không logic theo thuyết của vậ t lý.


Toàn cảnh hồ Nyos.

Ông Kling tiếp tục tiến hành các cuộc khảo sát địa lý khu vực này, đồng thời xâu chuỗi những sự kiện tương tự từng xảy ra ở vùng Cameroon. Những kết quả thu được từ các cuộc khảo sát địa lý của ông không khác so với tài liệu lưu trữ chính thống trước đó về vùng đất này. Một thời gian sau, ông đọc đượ c những nghiên cứu của nhà nghiên cứu núi lửa người Iceland tên là Haraldur Sigurdsson, người đã từng đến Cameroon điều tra về một thảm kịch tương tự 2 năm trước ở hồ Monou, cách hồ Nyos 59 dặm về phía Đông Nam dẫn tới cái chết bí ẩn giống nhau của 37 người dân sống ở đó. Phân tích mẫu nước hồ Monoun, Giáo sư Sigurdsson phát hiện cấu trúc hóa học (“vân tay” của chất khí) của CO2 (cá cbon điôxít) có trong nước hồ Monoun hoàn toàn giống với cấu trúc hóa học của CO2 sâu trong lòng đất. Nó cho thấy CO2 tìm thấy dưới đáy hồ Monoun “xuất thân” ở sâu trong lòng đất dưới đáy hồ Monoun và thoát ra do nham thạch ở vỏ trái đất đứt gẫy, sau đó ẩn mình ở tầng đáy của hồ Monoun.

Từ đó, Giáo sư Sigurdsson đã giải thích, thảm họa hồ Monoun như sau: Hồ Monoun giống như một chiếc bình nước có ga cao áp. Nham thạch ở vỏ trá i đt đứt gẫy, CO2 thoát ra, hòa tan vào nước có nhiệt độ thấp và lắng đọng ở tầng nước thấp nhất. Khi cân bằng về áp lực ở đáy hồ bị phá vỡ, một lượng lớn CO2 giống như “ngựa mất cương” thoát lên mặt hồ và gây ra tai họa. Nhưng trên thực tế, chưa từng có trường hợp nào như thế này xảy ra trước đó được ghi nhận cả và cộ ng với sự hạn chế của khoa học lúc bấy giờ đã khiến giả thuyết của Sigurdsson trở nên có quá nhiều sơ hở và chưa từng được biết tới từ trước tới thời điểm đó.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Giáo sư Sigurdsson và 2 nhà khoa học Kning và Evans, đã dựng lại thảm kịch hồ Nyos như sau: Khoảng 9h tối 21/8/1986, hầu hết người dân các thôn làng quanh hồ Nyos đều đã trở về nhà, chuẩn bị lên giường đi ngủ. Ở điểm cực nam của hồ Nyos, lở núi đã xảy ra. Khối lượng lớn đất đá lao xuống, đẩy nước ở đáy hồ lên. Khi sự cân bằng về áp lực dưới đáy hồ Nyos bị phá vỡ, khí CO2 ở đáy hồ Nyos tranh nhau “vượt ngục”, ngoi lên mặ t nước dưới dạng bọt khí giống như khi chúng ta xóc và mở nắp một chai nước có ga.

Cuối cùng, đám mây CO2 màu trắng được hình thà nh, bay vớ i tốc độ khoảng 100km/giờ trùm lên các thôn làng gần hồ làm người dân và súc vật chết vì ngạt thở. Tiếng nổ mà một số người may mắn thoát chết lầm tưởng là núi lửa hoạt động thực chất là tiếng đất đá trút mạnh xuống hồ với lượng lớn và theo chiều dốc đứng. Nó không chỉ “cởi trói” cho CO2 dưới đáy hồ, mà còn tạo ra cột nước lớn có thể cao tới hàng chục mét, đổ ập vào bờ, cuốn hết thực vật ở đó xuống hồ và giết chết tất cả cá trong hồ.

Theo tính toán của các nhà khoa học, trong sự kiện hồ Nyos năm 1986, khí và nước đã bốc lên thành cột cao khoảng 80m, di chuyển với tốc độ 70km/giờ và lan đến những ngôi làng cách đó 19km. Ước tính, hồ đã nhả ra khoảng 1km3 khí CO2 đủ để lấp đầy 10 sân bóng đá. Tại hồ Monoun, đám mây khí này nhỏ hơn nhưng cũng đủ làm 37 người thiệt mạng.

Về những vết bỏng trên cơ thể nạn nhân, sau khi nghiên cứu kỹ và qua nói chuyện với những người may mắn thoát chết, bác sĩ Peter Busher tin chắc rằ ng, CO2 sau khi hòa vào không khí sẽ làm người hít phải tê liệt, rơi vào tình trạng hôn mê. Hôn mê quá lâu mà không trở mình cũng sẽ làm giảm lượng tuần hoàn chất dịch lỏng trong cơ thể người, cộng thêm việc thiếu ôxy, mụn nước và thậm chí là vết loét bắt đầu nổi lên trên da. Từ đó có thể đoán định “vế t bỏng” trên da của các nạn nhân trong thảm họa hồ Nyos thực ra là mụn nước.

Khả năng tái diễn thảm họa có hay không?

Hiện hồ Nyos mệnh danh là “Killersee” (hồ giết người), chính phủ buộc người dân trong các làng ở quanh hồ phải di dời đi nơi khác. Nhà cửa của người dân ở đây thậm chí bị tháo dỡ để không ai dám nghĩ đến chuyện quay trở về. Nhưng vùng đất nở phía nam hồ Nyos lại rấ t màu mỡ hấp dẫn nên người dân bất chấp thảm họa và sự cấm đoán của chính quyền: Những đàn bò đông đúc ung dung gặm cỏ, vùng ven hồ ngô mọc xanh rờn thẳng cánh cò bay. Từ những năm 90 người ta đã thả cá ở hồ và chúng phát triển rất tốt, trước đó hồ này hầu như không có cá .

Nhưng từ năm 2001, lượng khí độc CO2 ở vùng đáy hồ đã tăng gấp đôi so với năm 1986, khi xảy ra thảm họa. Để tránh thảm họa, từ năm 2001, một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã bước đầu tháo được “ngòi nổ” hồ Nyos bằng cách đặt một ống polyethylene xuống sâu dưới hồ, cho phép thứ nước giàu khí CO2 tại đáy hồ sủi bọt lên và giải phóng bớ t CO2 vào khí quyển. Nhờ vậy, áp suất dưới đáy hồ sẽ giảm, hạ thấp nguy cơ phun trào. Tiến sĩ James G. Smith, một chuyên gia địa chất học tại Cơ quan Phát triển Quốc tế, nhà tài trợ chính của dự án cho biết: “Đây sẽ là lần đầu tiên, chúng tôi có thể ngăn chặn một thảm họa tự nhiên”.

Ngoài việc đặt hệ thống đường ống khử khí độc, các nhà khoa học còn lắp một hệ thống cảnh báo sớm trên mỗi hồ. Khi nồng độ CO2 tăng cao, còi báo và ánh sáng nhấp nháy sẽ hoạt động, báo động cho người dân sống trong vùng có thể chạy thoát.

Mặc dù vậy, nguy hiểm chưa hẳn đã hết. Theo các nhà khoa học, hồ Nyos vẫn còn chứa lượng khí CO2 khổng lồ và mộ t đường ống đơn độc không đủ để giải phóng hết chúng. Cần có từ 4-5 đường ống tương tự để loại bỏ mối nguy hiểm ở đây cũng như tại hồ Monoun.

Pháp luật & cuộc sống

Tin được quan tâm

Hơn 1 tháng nữa: Người cao tuổi từ 60 trở lên, không có lương hưu sẽ được mua BHYT miễn phí?

Theo đề xuất của đại biểu Quốc hội, từ 1/7/2025, người dân từ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi không có lương hưu, trợ cấp...
Kiến thức 2 ngày, 24 giờ trước

Cấm dùng căn cước, CCCD vào việc này, ai vi phạm bị phạt lên tới 6.000.000 đồng

Có 9 hành vi bị nghiêm cấm trong Luật căn cước 2023. Ai cũng nên nắm rõ để tránh bị phạt tiền lên tới 6.000.000...
Kiến thức 2 ngày, 4 giờ trước

86.000 Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sắp được hưởng chính sách có lợi đặc biệt này

Số người hoạt động không chuyên trách cấp xã hiện nay chỉ được hưởng 2 chế độ, thời gian tới sẽ được hưởng đầy đủ...
Kiến thức 18 giờ, 46 phút trước

Những con giáp nào may mắn ngày Thứ Hai, 26 tháng 5, tức ngày 29 tháng 4 âm lịch?

Ngày 26 tháng 5 là thứ Hai, ngày 29 tháng 4 âm lịch. Sự kết hợp giữa Thiên Can và Địa Chi là năm Tỵ,...
Đời sống số 2 ngày, 21 giờ trước

Trắc nghiệm tâm lý: Hãy chọn một con đường nhỏ dựa trên trực giác của bạn để kiểm tra xem bước ngoặt trong cuộc đời bạn nằm ở đâu?

4 con đường tượng trưng để bạn lựa chọn bằng trực giác. Hãy xem và chọn con đường đầu tiên bạn cảm thấy bị thu...
Đời sống số 2 ngày, 21 giờ trước

Bà Chúa Kho mở kho ban lộc: 3 con giáp hết tháng 5 là hết khổ, tháng 6 đổi đời, tiền tài phủ đầu

Bước sang tháng 6 âm lịch, vận trình tài lộc của một số con giáp có dấu hiệu khởi sắc mạnh mẽ. Theo quan niệm...
Kiến thức 2 ngày trước

Tin cùng mục

Từ tháng 7/2025, không thuộc 6 trường hợp này sẽ bị từ chối rút BHXH một lần, người dân nên biết

Kể từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2024 sẽ chính thức có hiệu lực, mang theo những thay đổi...
Kiến thức 14 phút trước

Quốc gia láng giềng dùng công nghệ đào mỏ kho báu quý nhất thế giới: Việt Nam có trữ lượng lớn thứ 4 toàn cầu

Việt Nam hiện nắm giữ một trong những mỏ khoáng sản có quy mô lớn nhất thế giới, mở ra tiềm năng chiến lược trong...
Kiến thức 14 phút trước

Ông bà ngoại mất để lại tài sản, cháu ngoại có được thừa kế?

Một độc giả đã gửi câu hỏi về việc thừa kế tài sản trong trường hợp ông bà ngoại mất không để lại di chúc...
Kiến thức 14 phút trước

Năm 2025, hàng loạt đại học Top đầu phía Nam tăng học phí, có trường lên đến 900 triệu đồng/năm

Nhiều trường đại học (ĐH) tại TP.HCM những ngày qua đã công bố thông tin tuyển sinh bậc ĐH chính quy năm 2025. Trong đó,...
Tin trong ngày 14 phút trước

Phụ nữ sinh đủ 2 con được Bộ Y tế đề xuất vào nhóm ưu tiên mua nhà ở xã hội

Để ngăn đà giảm sinh, Bộ Y tế đề xuất bổ sung nhóm phụ nữ sinh đủ 2 con tại một số vùng, một số...
Kiến thức 50 phút trước

Những con giáp nào may mắn vào thứ tư, 28 tháng 5, tức ngày mùng 2 tháng 5 âm lịch?

Ngày 28 tháng 5, thứ tư, là ngày thứ hai của tháng năm âm lịch. Các con giáp nào may mắn?
Đời sống số 51 phút trước

Tin mới cập nhật

Người lương 8 triệu thắc mắc 'làm sao kiếm được 50-60 triệu/tháng?', dân mạng hiến kế đơn giản đến bất ngờ

Mới đây, một câu hỏi về bí quyết đạt mức lương mơ ước 50-60 triệu đồng/tháng trong một cộng đồng quản lý tài chính cá...
Đời sống trẻ 51 phút trước

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2025 chuẩn 3 miền: Cần chuẩn bị những trái cây, thực phẩm nào?

Tết Đoan Ngọ, hay còn được biết đến với tên gọi dân dã "Tết giết sâu bọ" hoặc Tết Đoan Dương, là một trong những...
Làm sao 51 phút trước

Người dùng BIDV, Vietcombank... nên biết tính năng mới này trên VNeID, vừa giảm được chi phí lại tiết kiệm thời gian giao dịch

Hiện nay, người dân đã có thể đăng ký và sử dụng tính năng này trên ứng dụng VNeID.
Đời sống số 51 phút trước

Đầu mùa hè, “áo sơ mi + váy dài” được ưa chuộng. Mặc theo cách này thì tinh tế, thời trang và hiện đại

Bây giờ là mùa hè. Với những người làm việc từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối, nếu muốn ăn mặc phù hợp, thanh...
Thời trang + 51 phút trước

Bị nói 'đang làm quá' hậu sinh con đầu lòng, Puka lên tiếng đáp trả

Puka lên tiếng đáp trả trước bình luận kém duyên cho rằng đang làm quá hậu sinh nở.
Chuyện làng sao 2 giờ, 3 phút trước

Thống nhất khởi tố vụ án liên quan mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành của công ty chồng Đoàn Di Băng

Cơ quan chức năng đã thống nhất khởi tố vụ án đối với sản phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body liên quan đến công...
Chuyện làng sao 2 giờ, 3 phút trước

Tiện ích trên VNeID chỉ có thể sử dụng đến hết 29/5, người dân cần nắm rõ

Người dân cả nước chỉ còn vài ngày để thực hiện việc góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước...
Tin trong ngày 2 giờ, 3 phút trước

Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) tự làm cơm rượu nếp hóa ra rất đơn giản, đây là hướng dẫn chi tiết

Không chỉ là một đồ cúng không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ mà cơm rượu nếp có vị ngọt dịu, có tác dụng kích...
Địa chỉ ăn ngon 2 giờ, 4 phút trước

'Thủ phủ resort’ của Việt Nam sẽ có tuyến đường ven biển gần 9.500 tỷ đồng

Tuyến đường ven biển này có chiều dài khoảng 14,6 km, quy mô 6 làn xe cơ giới với tổng kinh phí đầu tư gần...
Tin trong ngày 2 giờ, 4 phút trước

Chủ tài khoản làm điều này có thể bị phạt tới 100 triệu đồng, truy cứu hình sự với mức án 7 năm tù

Hành vi này không chỉ tiếp tay cho các hoạt động phạm pháp như lừa đảo, rửa tiền mà còn kéo theo nhiều hệ lụy...
Kiến thức 3 giờ, 27 phút trước