Thủ tướng Úc Julia Gillard có thể sẽ ký một lệnh điều tra công khai về các vụ việc này.
Một hội đồng hoàng gia đã đưa đề xuất này ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith từ chối che đậy quy mô của các vụ lạm dụng từ những năm 1950 đến nay.
Ba tháng trước đây, ông Smith đã công khai các bản tóm lược xem xét ban đầu của chính phủ đối với các cáo buộc này, nhưng Hãng truyền hình Úc (ABC) đã có được tóm tắt đầy đủ thông tin này theo đúng luật tự do thông tin.
Hãng này đã tìm hiểu sâu hơn vào các chi tiết, làm nổi bật gần 850 vụ lạm dụng và cho thấy những gì mà ông Smith công khai đều là những thông tin bị kiểm duyệt.
Bản tóm tắt đầy đủ đã thể hiện rõ một bức tranh tổng thể về việc che đậy các vụ việc, không thể trừng phạt những thủ phạm và một thái độ thù địch với những nạn nhân đã lên tiếng.
Đặc biệt, báo cáo này ghi rõ các cáo buộc về các trường hợp tấn công tình dục và thể xác một cách nghiêm trọng đối với các cậu bé mới 13 tuổi tính từ những năm 1950 trở lại đây.
Bộ trưởng Smith đã đặt làm báo cáo này vào năm ngoái sau vụ bê bối Skype. Vụ bê bối này liên quan tới việc một tân binh nam trẻ tuổi quan hệ với một bạn gái cùng lớp và cảnh sinh hoạt này được chiếu cho các học viên trường sĩ quan ở trong một căn phòng khác. Ông Smith đã không hề che dấu vụ bê bối này.
"Tôi đưa ra đủ tư liệu để nói rõ rằng đây là các cáo buộc rất nghiêm trọng và là các vấn đề rất đáng lo ngại", ông Smith nói thêm rằng quân đội hiện nay "không thể nào dung thứ cho những vấn đề này được nữa".
"Những tư liệu công bố ngày hôm nay đơn giản là để nhấn mạnh thêm tính chất nghiêm trọng của các vấn đề mà tôi đã từng đương đầu trong một thời gian khá dài".
Thủ tướng Gillard đã gọi các cáo buộc này gây "khổ tâm ghê gớm" và nói rằng bản báo cáo này "thật sự nhức nhối".
"Chúng tôi giờ phải tìm cách tốt nhất để xử lý với mọi chuyện này" - bà Gillard nói.
Báo cáo cho biết các hiện tượng 'ấu dâm' trong quá khứ có liên quan tới quân đội và nạn nhân là các bé trai và những người trẻ tuổi.
"Chắc chắn là rất nhiều bé trai đã bị tấn công tình dục và thể xác nghiêm trọng và chịu các hình thức lạm dụng nghiêm trọng khác... từ những năm 1950 cho tới những năm 1970 và có thể là đến cả những năm 1980" - trích báo cáo.
Báo cáo này còn khẳng định rằng "có một số mức độ lạm dụng đáng kể" trong quân đội và "rất ít chứng cứ cho thấy các thủ phạm phải chịu trách nhiệm".
"Văn hóa trong một số đơn vị quốc phòng trong các khoảng thời gian khác nhau đã cản trở việc các nạn nhân và nhân chứng báo cáo lại các vụ lạm dụng này".
Báo cáo này còn nói thêm rằng những bị cáo trong các vụ lạm dụng này giờ đang giữ các vị trí quản lý trung và cao cấp.
Vietnamnet