"Đứng trong top 10 của lớp rớt xuống hạng 30, học thêm nửa năm thành tích còn tệ hơn!", "Chi cả chục triệu học thêm, điểm toán lại thấp kỷ lục!"... Những lời than thở của phụ huynh này, bạn đã từng nghe qua chưa?
Giữa cơn bão "cạnh tranh giáo dục" ngày càng gay gắt, vì sao càng học thêm, con trẻ lại càng sa sút? Một giáo viên nghỉ hưu với 30 năm kinh nghiệm đã thẳng thắn chỉ ra: 90% phụ huynh đang hủy hoại tương lai của con bằng nỗ lực sai cách!
Hiểu đúng nguyên nhân, học đúng cách và nuôi dưỡng năng lực nền tảng mới là chìa khóa giúp trẻ thực sự trưởng thành. (Ảnh minh họa)
Quan niệm sai lầm thứ nhất: Học thêm ồ ạt = thực sự hiệu quả? Sai! Học đúng cách mới là chìa khóa
Một bé trai lớp 3 liên tục mất điểm ở phần bài tập vận dụng Toán, phụ huynh vội vã đăng ký thêm nhiều lớp Toán, kết quả càng học càng sa sút. Một giáo viên giàu kinh nghiệm chỉ ra: "Gốc rễ không nằm ở môn Toán, mà ở kỹ năng đọc hiểu!".
Hiện nay, đề thi Toán ở nhiều trường thường lồng ghép kiến thức thực tiễn, khoa học đời sống vào bài toán. Nếu trẻ đọc không hiểu yêu cầu đề bài, hoặc không nắm được ngữ cảnh, thì dù có học thêm bao nhiêu, kết quả cũng khó cải thiện.
Giải pháp từ giáo viên:
- Thường xuyên luyện đọc hiểu văn bản mỗi tuần 3 lần;
- Khi làm bài Toán, yêu cầu đọc kỹ đề, gạch chân từ khóa quan trọng trước khi tính toán;
- Trong các buổi sinh hoạt gia đình, kể chuyện thực tiễn, khoa học đời sống để bồi dưỡng kỹ năng hiểu bài.
Sau một tháng, cậu bé đã vươn lên đứng đầu lớp môn Toán.
Quan niệm sai lầm thứ hai: Học thêm liên tục = có trách nhiệm? Sai! Hiểu đúng nhu cầu mới là then chốt
Một nữ sinh lớp 8 vì áp lực đã đăng ký hàng loạt lớp học thêm, mỗi ngày chỉ ngủ chưa đến 5 tiếng, kết quả học tập sụp đổ hoàn toàn. Giáo viên đau xót nói: "Con bé vốn không hề có vấn đề gì! Các vị đang dùng lớp học thêm giết chết giấc ngủ của nó!".
Trên thực tế, việc học những môn như Hình học, Vật lý đòi hỏi thời gian để hiểu sâu và hình thành tư duy, chứ không phải "nhồi nhét" máy móc.
Giải pháp "giải cứu khỏi vòng xoáy học thêm":
- Dừng tất cả các lớp học thêm không cần thiết, đảm bảo trẻ ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày;
- Lập sổ ghi lỗi sai, dùng ba màu mực: đỏ để sửa lỗi, xanh ghi cách làm, xanh lá tổng kết quy luật;
- Mỗi tuần dành nửa ngày cho các hoạt động thư giãn như leo núi, làm thủ công, vẽ sơ đồ tư duy.
Sau ba tháng, cô bé đã lấy lại phong độ, quay lại top 10 học sinh giỏi nhất khối.
Sai lầm thứ ba: Cố chấp với điểm số = chiến thắng tương lai? Sai! Kiên nhẫn bồi dưỡng năng lực mới là cốt lõi
Nhiều phụ huynh chăm chăm nhìn vào khoảng cách giữa 9 và 10 điểm, mà không để ý đến việc con cầm bút sai tư thế, giấy nháp bừa bộn, đọc đề bỏ sót thông tin.
Giáo viên bức xúc: "Ở lớp Một, Hai, cho làm 100 bài tính nhẩm cũng không bằng rèn cho trẻ thói quen tự dọn dẹp cặp sách!"
Không mù quáng chạy theo phong trào, chú ý quan sát kỹ lưỡng, mới có thể đạt hiệu quả gấp đôi.
Ba nhóm năng lực cần xây dựng theo từng giai đoạn:
Tiểu học (lớp 1-2):
Kỹ năng tập trung: 25 phút làm một việc;
Phân loại lỗi sai: dán nhãn theo loại lỗi;
Kỹ năng đặt câu hỏi: mỗi ngày hỏi giáo viên ít nhất một câu.
Tiểu học (lớp 3-5):
Kỹ năng hệ thống hóa kiến thức: vẽ sơ đồ từng đơn vị học bằng giấy A3;
Kỹ năng tóm tắt nhanh: chắt lọc nội dung bài học trong 5 phút;
Kỹ năng chịu thất bại: sau thi trượt, vận động trước rồi mới phân tích.
Trung học cơ sở:
Kỹ năng quản lý thời gian theo khối: dùng phương pháp "Pomodoro";
Kỹ năng trình bày logic: dùng kết cấu "bởi vì - cho nên - tuy nhiên" khi giảng bài;
Kỹ năng liên tưởng đa ngành: giải thích các hiện tượng thực tế bằng nguyên lý vật lý.
Giáo dục là đợi hoa nở, không phải nhổ mầm cho mau lớn. Khi phụ huynh còn mải mê lao vào mê cung lớp học thêm, vị giáo viên 30 năm kinh nghiệm nhắc nhở: "Bổ túc là bù đắp kiến thức, trưởng thành cần trí tuệ; Làm bài lấy điểm số, đọng lại mới là bản lĩnh cuộc đời".
Hãy buông bỏ lo âu, từ chối mù quáng, tránh xa tâm lý ăn xổi. Chân lý của giáo dục, chưa bao giờ là nhồi nhét trẻ vào băng chuyền luyện thi, mà chính là đồng hành, để các em tự tìm ra nhịp điệu phát triển phù hợp nhất với mình.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)