Chồn là loại động vật khá quen thuộc chắc hẳn nhiều người đã nhìn thấy, nó có thân dài, các chi ngắn, trong mắt nhiều cô gái và trẻ nhỏ thì nó khá dễ thương.
Tuy nhiên, người xưa lại truyền tai một câu chuyện rằng: Nếu ai đó gặp một con chồn, làm nó bị thương thì “linh hồn” của nó sẽ bám lấy người này và trả đũa, khiến cuộc sống của người đó gặp khó khăn, vận hạn quanh năm.
Thậm chí nhiều người con cho rằng, chồn là một loại “tiên”, nếu giết con chồn thì sẽ gây ra một số biến động lớn trong gia đình.
Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin sai lệch của người xưa và không có bất cứ cơ sở khoa học nào.
Theo nghiên cứu khoa học, chồn không ngấm ngầm nguy hiểm như mọi người đã nghe, chúng thực sự rất tốt cho chúng ta. Do vậy không nên giết chồn là có cơ sở khoa học.
Thức ăn yêu thích của chồn là chuột, và nó bắt chuột rất giỏi. Số lượng lớn chuột bị bắt hằng năm, nếu con người không bảo vệ loài chồn, nó sẽ phá hủy sự cân bằng sinh thái tại địa phương và trạng thái của chuỗi sinh học.
Chồn săn mồi khá thú vị, khi nhìn thấy con mồi, chúng sẽ không bắt ngay mà cứ lượn lờ xung quanh để đánh lạc hướng chú ý, đồng thời nhả khí độc khiến kẻ thù hoa mắt không kịp chống cự.
Từ quan điểm này, có thể thấy con chồn ăn chuột là rất có ích, bởi nó thực sự loại bỏ những tác hại to lớn và giảm bớt gánh nặng của mọi người. Chồn rất giỏi trong việc tiêu diệt chuột. Điều này giải thích tại sao chồn không thể bị giết.
Phần lớn lý do chồn trộm gà là do nguồn thức ăn ngoài tự nhiên của chúng bị ảnh hưởng, khiến chúng mạo hiểm vào nhà dân để trộm gia cầm.
Là một thành viên của môi trường sinh thái tự nhiên, sự tồn tại của loài chồn hẳn là có lý do của nó. Và quan niệm của nhiều người về loài chồn chỉ là do người khác đồn thổi, chưa tự mình kiểm chứng nên đã dẫn đến việc loài chồn luôn tồn tại trong tâm trí của con người theo cách khá “tiêu cực”.
Qua đây chúng ta trước khi làm và nghe theo điều gì cũng nên tìm hiểu thông tin kỹ càng, không nghe lời nói phiến diện từ một phía. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới đảm bảo không làm những điều trái với khoa học, tự nhiên và pháp luật.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)