Ở nơi làm việc, tôi tin rằng ai cũng từng gặp phải hiện tượng lạ lùng như vậy. Nhiều công ty sẽ có hành động chống lại nhân viên cấp cơ sở, họ thà sa thải một số lượng lớn nhân viên còn hơn là cho nghỉ việc một lãnh đạo, quản lý cấp cao. Thậm chí, một số công ty còn muốn giữ một nhóm quản lý nhàn rỗi hơn là tuyển thêm một công nhân lao động phổ thông? Vậy lý do khiến họ làm như vậy là gì?
Ngày nay có rất nhiều nhà máy, họ thà để một số lượng lớn thành viên ban lãnh đạo nhàn rỗi hơn là nâng cao quyền lợi cho nhân viên cấp dưới, họ thà sa thải nhân viên còn hơn là ban giám đốc. Mặc dù, nếu cứ để lâu như vậy thì nhà máy sẽ rơi vào tình trạng cùng cực, nhân viên sẽ tỏ ra đố kỵ vì sự thiên vị của ban lãnh đạo. Bởi bản thân những nhân viên cấp thấp này phải làm việc vất vả hơn nhưng quyền lợi lại không bằng những vị quản lý làm công việc khá nhàn rỗi. Nếu chẳng may công ty có vấn đề gì thì những nhân viên thấp cổ bé họng lại là người dễ bị sa thải nhất, dường như họ chẳng có quyền lợi và cũng chẳng được ai bảo vệ quyền lợi cho mình cả.
Nếu xét trên phương diện của một người quản lý, bạn sẽ hiểu lý do tại sao các chủ xí nghiệp, công ty phải làm như vậy. Nguyên nhân rất đơn giản và quá thực tế. Vì hầu hết các ông chủ đều cho rằng nhân viên cấp cơ sở rất dễ tuyển dụng, chỉ cần họ trả lương cao thì sẽ có nhiều người đến ứng tuyển vào làm.
Ngược lại, những người quản lý được ví như những nhân tài hiếm có, được đào tạo qua trường lớp bài bản, là người định hướng và có những chiến lược giúp công ty phát triển. Có thể ví những người quản lý như đầu tàu, dẫn dắt đoàn tàu phía sau là những nhân viên cấp dưới đi theo quỹ đạo cụ thể. Hơn nữa, để tuyển được người quản lý làm được việc không phải dễ dàng. Vậy nên nếu công ty cần cắt giảm bớt nhân sự thì người được giữ lại trước tiên sẽ là những người quản lý. Vì thế, không có gì khó hiểu khi công ty thà giữ lại những người quản lý nhàn rỗi còn hơn là tuyển một người công nhân, chỉ biết làm việc chân tay một cách thụ động. Mặc dù cũng có trường hợp công ty giữ lại những người có năng lực kém nhưng không nhiều và cũng có thể vì họ rất giỏi quan hệ với sếp, nên cũng được ưu ái hơn.
Tôi thường nghe một câu: Một công ty hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và năng lực của người lãnh đạo. Nghĩa là nhân sự cấp cao sẽ là vấn đề mấu chốt nhưng một người sếp tốt thì cũng nên nghĩ đến nhân viên và thỏa mãn tối đa lợi ích của nhân viên cấp dưới thì mới có thể giúp công ty phát triển mạnh mẽ, đi được đoạn đường xa hơn trên thương trường.
Bạn thấy hiện tượng này như thế nào? Điều này có xảy ra trong công ty của bạn không?
Phương Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)