Chúng tôi tin rằng ai cũng đã quen thuộc với mì ăn liền. Thật sự mà nói mì ăn liền với sự tiện lợi, giá thành phải chăng đã giúp mọi người giải quyết được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Nhưng không biết bạn có để ý một vấn đề này không, đó là lượng mì ăn liền trong một gói, tại sao lại được làm với khối lượng như vậy? Bạn ăn một gói sẽ không no, nhưng ăn hai gói thì lại thấy phát ngán. Tại sao lại như vậy? Các nhân viên ở xưởng sản xuất mì ăn liền đã tiết lộ những thông tin rất thú vị về điều này, cùng tìm hiểu nhé.
Mì ăn liền rất thuận tiện trong mọi hoàn cảnh, chỉ cần cho một chút nước sôi là có thể thưởng thức được món ăn đậm đà hương vị, thơm ngon. Có rất nhiều loại mì ăn liền với hương vị khác nhau từ tôm, bò kho, bò cay, khoai tây…, chính sự đa dạng về hương vị đó nên mì ăn liền phù hợp gần như với tất cả mọi người.
Nhưng vì liên quan đến giá thành nên một gói mì ăn liền thường được định lượng theo một “khối lượng tiêu chuẩn”, nó khiến chúng ta ăn một gói thì thấy thiếu, mà ăn hai gói thì lại no, thậm chí còn phát ngấy sau khi ăn.
(Ảnh minh họa)
Thật ra sự thật là hầu hết mọi người tìm đến mì ăn liền là trong hoản cảnh “bất đắc dĩ” như quá đói, hết tiền… và khi bạn ăn gói mì đầu tiên, với hương vị hấp dẫn của nó, cùng với chiếc dạ dày trống rỗng thì việc thưởng thức gói mì đầu tiên luôn rất ngon miệng, thậm chí nhiều lúc bạn nghĩ rằng đó là món ăn “ngon nhất thế giới”. Nhưng khi bạn muốn ăn thêm gói mì thứ hai, lúc này dạ dày của bạn đã khá no, thì não bộ dường như đã nhận ra rằng mì ăn liền không hề ngon đến vậy. Cố gắng ăn hết gói mì thứ hai, dù hương vị của gói mì vẫn vậy nhưng lúc này chúng ta sẽ dần mất đi cảm giác “thèm ăn” như ăn gói mì thứ nhất, thậm chí khi ăn xong gói mì thứ hai sẽ cảm thấy ngấy, chán ghét mì ăn liền.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, các nhân viên cũng muốn nói với mọi người rằng dù mì ăn liền rất tiện lợi và giá thành phải chăng, thì chúng ta cũng không nên phụ thuộc, lạm dụng mì ăn liền vì nếu ăn nhiều nó vẫn có hại cho sức khỏe.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)