Trên thực tế, khoai tím chuyển sang màu xanh không phải do các chất đổi màu được cho vào khoai tím mà do khoai tím rất giàu chất dinh dưỡng “anthocyanins”.
Anthocyanins sẽ có màu đỏ sau khi gặp nước có tính axit, chúng sẽ có màu xanh lam khi gặp nước kiềm và nước trung tính sẽ có màu tím. Vì nước máy của chúng ta có tính kiềm nhẹ, khoai lang tím sẽ chuyển sang màu xanh sau khi chúng được nấu chín. Có nhiều loại thực phẩm khác cũng xảy ra tình trạng này như bắp cải tím, gạo tím,… Vì vậy, khoai tím chuyển sang màu xanh sau khi được nấu chín không phải do cho thêm phụ gia bất hợp pháp mà là do “đặc điểm” riêng của nó.
Cách mua khoai lang tím ngon:
1. Ưu tiên củ khoai lang tím hình dáng nạc.
2. Bề mặt nhẵn bóng, không nên chọn khoai tím thối bởi có độc tố.
3. Không mua khoai có mùi mốc bởi có chứa độc tố keto và không ăn được.
4. Không mua khoai lang tím có đốm đen hoặc nâu trên vỏ.
5. Mặc dù khoai lang tím mọc mầm không độc như khoai tây nhưng lại có mùi vị kém do vậy cũng nên lưu ý khi chọn mua khoai lang tím.
Tác dụng của khoai lang tím với sức khoẻ:
Khoai lang tím ngừa ung thư
Khoai lang tím là loại khoai có phần thịt màu tím, giàu protein và axit amin tốt cho tiêu hóa, vitamin A, B,C…. và phốt pho, sắt cùng hơn 10 loại hóa chất tự nhiên khác. Khoai lang tím có ích trong việc giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi và tốt cho máu, thúc đẩy quá trình thải độc, cải sinh hệ tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh đau dạ dày và đường ruột.
Khoai lang tím có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn các tế bào ung thư lây lan. Khi vi khuẩn ăn lượng chất tinh bột có trong khoai lang tím, chúng có thể tự chuyển đổi thành một loại axit béo có lợi, ví dụ như axit butyric – loại axit có thể điều tiết chức năng miễn dịch của đường ruột, giúp ức chế chứng viêm mãn tính và khiến các tế bào ung thư tự hủy diệt
Các nhà khoa học Mỹ đã kết hợp các triết xuất lấy từ củ khoai lang tím nướng chín lên các tế bào ung thư, và thấy rằng các tế bào ung thư bị ức chế phát triển. Khi thử nghiệm cho chuột bị ung thư ăn khoai lang chín, họ cũng thu được những kết quả rất khả quan.
Tác dụng giảm huyết áp
Theo nghiên cứu tại Mỹ do ông Joe Vinson đứng đầu cho thấy, khoai lang tím có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Scranton (Mỹ) cho biết, tác dụng của khoai lang tím đối với huyết áp tuy nhỏ nhưng lại đủ để giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Theo hãng tin New Kerala, đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên về tác dụng của việc ăn khoai lang tím đối với huyết áp ở người.
18 người tình nguyện được mời tham gia cuộc thí nghiệm ăn 6 - 8 củ khoai lang tím nướng trong lò vi sóng, 2 lần/ngày trong thời gian 4 tuần liên tục. Phần lớn những người tham gia đều mắc chứng tăng cân và cao huyết áp, cùng nhóm người khác không ăn khoai để đối chứng. Kết quả, nhóm ăn khoai lang tím có chỉ số huyết áp, kể cả cực đại lẫn cực tiểu đều giảm.
Cụ thể, huyết áp tâm trương giảm 4,3%, huyết áp tâm thu giảm 3,5% trong khi đó nhóm đối chứng lại không có được những tác dụng này, đặc biệt, những người mắc bệnh dư thừa trọng lượng, cao huyết áp vừa uống thuốc lại kết hợp ăn khoai lang tím thì hiệu quả giảm huyết áp lại càng lớn, tuyệt nhiên không một ai trong nhóm này bị tăng cân.
Qua nghiên cứu, nhóm đề tài phát hiện thấy, trong khoai lang tím có chứa các hợp chất giống như trong thuốc hạ huyết áp ACF inhebitor và các hợp chất hữu ích khác mà người ta chưa phát hiện được. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, khoai lang tím được xem là một trong những loại thực phẩm, thuốc chữa bệnh quý được người dân ở đây dùng thường xuyên sử dụng.
Các nhà khoa học khuyến cáo để mang lại lợi ích cao nhất thì không nên nướng vì nướng sẽ làm giảm các thành phần chống oxy hóa của khoai, đây là những tố chất quan trọng trong bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương, hủy hoại tế bào. Ngoài ra, cũng không nên ăn khoai lang tím với kem bơ thực vật, nó sẽ giảm tác dụng “bình ổn” huyết áp của khoai.
Khoai lang tím và tim mạch
Khoai lang tím giàu chất anthocyanin. Vỏ của khoai lang tím có chứa chất anthocyaninesnhiều hơn trong ruột cùng củ khoai lang. Hơn nữa, màu nạc bột khoai có màu sậm, chứa nhiều anthocyanine hơn. Đối với sức khỏe của con người, theo nghiên cứu của David Heber, Đại học Harvard (Mỹ), chất anthocyanin có thể cắt được cơn đau tim, giảm thiểu các tổn thương não liên quan đột quỵ và ngăn cản sự tạo thành các cục máu đông trong lòng mạch máu (nguyên nhân dẫn đến tắc mạch, gây tai biến mạch máu não và những cơn nhồi máu cơ tim đột ngột), hạn chế sự suy giảm sức đề kháng.
Autran (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)