Cách nhận biết đu đủ đực và cái có thể nhận biết bằng mắt thường qua hình dáng bên ngoài của cây, kích thước, màu sắc của hoa cũng như độ nổi của hạt khi ngâm vào nước.
Hình dáng cây
Đu đủ đực ở dạng cây con có rễ dài, mọc thẳng, cao ngồng hơn cây cái. Ngược lại, cây cái có rễ chùm, phát triển to khỏe, gốc cây hơi ngắn hơn cây đực. Khi cây lớn, thân đu đủ cái mọc nghiêng, ra ít hoa, mọc sát nách, cho nhiều trái, trong khi đu đủ đực có thân nhỏ, mọc thành từng chùm có nhiều hoa, cuống dài nhưng cho trái rất nhỏ.
Nhận biết đu đủ đực và cái qua hình dáng cây.
Qua hạt
Hạt đu đủ đực thường nhỏ, mọc nhiều ở phần cuống quả, màu xám nhạt. Với hạt đu đủ cái sẽ có kích thích to hơn, mọc ở phần dưới bụng của đu đủ, màu đen rõ rệt. Để chắc chắn hơn, bà con có thể đem hạt ngâm nước, hạt đu đủ cái bị chìm, hạt đu đủ đực sẽ nổi lên.
Cánh hoa
Cây đu đủ có ba loại hoa là hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa đu đủ đực thường nhỏ, thon dài, kích thước bằng nửa ngón tay út, thậm chí có thể nhỏ hơn, chỉ dùng trong việc tạo phấn. Hoa cái to hơn hẳn vì thế khả năng đậu quả ở hoa cái rất cao.
Lợi ích khi nhận biết đu đủ đực và cái:
Giúp nhà vườn dễ dàng chọn cây cái để chăm sóc và thu hoạch vì đu đủ cái thường cho trái ngọt, giàu dinh dưỡng hơn đu đủ đực.
Đảm bảo cây ra quả đồng đều, cho trái chất lượng nhờ vào quá trình thúc đẩy thụ phấn giữa hai loại cây.
Hiểu rõ hơn các đặc điểm, sự ảnh hưởng của giới tính cây để giúp bà con có thể nghiên cứu, đề ra các giải pháp mới trong canh tác, cải thiện năng suất của cây.
Việc nhận biết cây đu đủ đực và cái còn giúp người bán, người tiêu dùng lựa chọn trái phù hợp với mong muốn của mình.
Cách chăm sóc cây đu đủ ra trái quanh năm
Chế độ tưới nước đu đủ hợp lý: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng lại rất dễ bị úng, vì thế chỉ nên tưới nhiều nước vào mùa nắng, tạo điều kiện cho cây thoát nước vào mùa mưa.
Làm sạch cỏ dại: Cỏ dại lấy đi dinh dưỡng cần thiết của cây và là nơi trú ẩn của nấm bệnh gây hại. Cần làm cỏ, loại bỏ chúng thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cây trồng.
Diệt trừ sâu hại, côn trùng gây bệnh: Thực hiện các biện pháp sinh học để tiêu diệt côn trùng, đặc biệt là nhện đỏ vì chúng ưa gây hại của cây đu đủ.
Thu hoạch đúng thời điểm: Khi trái đạt kích thước tối đa, vỏ bên ngoài bóng, ửng vàng, nhựa trong suốt chảy ra là thời điểm thích hợp để thu hoạch. Nếu để trái chín già sẽ dễ gây thối trái, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)