Theo thống kê, phần lớn tài sản tiền mặt trong các hộ gia đình thông thường nằm trong tay người cao tuổi, đặc biệt là những người đã nghỉ hưu. Lý do là họ không còn gánh nặng trả nợ vay mua nhà, xe hơi hay chi phí nuôi dưỡng con cái như người trẻ. Hơn nữa, người cao tuổi thường có nguồn thu nhập ổn định từ lương hưu và ít phải đối mặt với những khoản chi tiêu đột ngột.
Tuy nhiên, dù có số tiền tiết kiệm lớn, nhiều người cao tuổi vẫn lo lắng về việc sử dụng tài sản của mình. Một vấn đề mà họ thường gặp phải là nếu chuyển hết số tiền tiết kiệm cho con cháu quản lý, họ có thể không kiểm soát được tài sản khi cần đến trong các trường hợp khẩn cấp. Ngược lại, nếu không chuyển tiền cho người thân và bất ngờ qua đời, việc thừa kế tài sản trở nên phức tạp với rất nhiều thủ tục giấy tờ rườm rà. Điều này gây ra không ít khó khăn và lo lắng cho gia đình và người thừa kế.
(Ảnh minh họa)
Trước thực tế đó, gần đây, một số người cao tuổi đã đưa ra đề xuất về việc thêm một khoản tiền gửi thứ 2 tại ngân hàng, cho phép người thân hoặc đối tác có thể dễ dàng tiếp cận và quản lý tài sản khi cần thiết. Cụ thể, người gửi tiền có thể chỉ định một "người đồng sở hữu" cho tài khoản tiết kiệm của mình. Điều này có nghĩa là nếu người gửi tiền không thể trực tiếp thực hiện giao dịch do lý do sức khỏe hoặc bất ngờ qua đời, người đồng sở hữu có quyền hợp pháp thực hiện các giao dịch liên quan mà không cần trải qua các thủ tục phức tạp như trước.
Việc bổ sung người đồng sở hữu cho tài khoản tiết kiệm mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ cho người cao tuổi mà còn cho cả hệ thống ngân hàng và người thừa kế. Người cao tuổi có thể hoàn toàn yên tâm về việc sử dụng tài sản của mình khi cần thiết. Họ có thể dễ dàng chỉ định người tin cậy, như vợ/chồng hoặc con cái, làm người đồng sở hữu để có thể giúp quản lý tài sản khi cần. Khi người cao tuổi qua đời hoặc không còn khả năng quản lý tài khoản, người đồng sở hữu có thể dễ dàng rút tiền và sử dụng mà không gặp phải những trở ngại pháp lý.
(Ảnh minh họa)
Tầm quan trọng của việc lựa chọn người đồng sở hữu
Giải quyết nỗi lo của người già
Lựa chọn người đồng sở hữu là một quyết định quan trọng và cần được xem xét kỹ lưỡng. Đối với nhiều người cao tuổi, vợ/chồng là lựa chọn phù hợp nhất để chia sẻ quyền sở hữu tài khoản, bởi sự tin cậy và mối quan hệ gắn bó lâu dài. Trong trường hợp không còn vợ/chồng, con cái có thể là lựa chọn tiếp theo. Tuy nhiên, quan trọng là người cao tuổi phải đảm bảo rằng người đồng sở hữu là người tin cậy, có khả năng quản lý tài chính tốt và sẽ tôn trọng ý nguyện của họ trong việc sử dụng tài sản.
Cho phép người đồng sở hữu có thể dễ dàng rút tiền và sử dụng mà không gặp phải những trở ngại pháp lý
Quy trình này giúp giảm thiểu đáng kể các thủ tục rườm rà cho người thừa kế. Nếu không có người đồng sở hữu, người thừa kế phải trải qua nhiều bước phức tạp như công chứng, nộp đơn lên các cơ quan chức năng, và chờ phê duyệt. Tuy nhiên, với việc thêm người đồng sở hữu, quá trình thừa kế và rút tiền trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Người thừa kế có thể sử dụng ngay số tiền cần thiết cho những nhu cầu cấp bách mà không phải đối mặt với sự trì hoãn.
(Ảnh minh họa)
Giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng
Việc thêm khoản tiền gửi thứ 2 và chỉ định người đồng sở hữu không chỉ giúp người gửi tiền và người thừa kế mà còn giúp giảm áp lực công việc cho ngân hàng. Hiện nay, khi một khách hàng qua đời mà không có người đồng sở hữu, ngân hàng phải đối mặt với khối lượng lớn công việc xử lý các yêu cầu rút tiền từ người thừa kế. Điều này không chỉ gây ra sự quá tải trong quản lý mà còn làm chậm trễ quá trình phục vụ khách hàng khác. Với người đồng sở hữu, ngân hàng có thể giảm bớt khối lượng công việc này, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
Hà Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)