Vậy vì sao có người luôn bị xem là "đối tượng dễ bắt nạt", còn có người chỉ cần nhìn thôi đã thấy "khó chơi"? Tất cả nằm ở khí chất mà họ toát ra. Dưới đây là 3 đặc điểm thường thấy ở những người "không dễ bị bắt nạt", mong rằng bạn cũng có.
1. Không bao giờ bắt nạt kẻ yếu, cũng chẳng sợ kẻ mạnh
Nhiều người vì mưu sinh mà phải nhẫn nhịn trước sự ức hiếp. Nhưng liệu sự nhún nhường đó có khiến người khác dừng lại? Câu trả lời là: Không! Trên đời, phần lớn người ta đều sẽ bắt nạt kẻ yếu và sợ người mạnh. Bạn càng yếu đuối, họ càng lấn tới. Bạn càng nhẫn nhịn, họ càng xem thường.
Ba đặc điểm chung của những người "không dễ bắt nạt" (Ảnh minh họa)
Những người "không dễ bắt nạt" thường sống theo nguyên tắc: "Người không đụng đến ta, ta không đụng đến người. Nhưng ai đã đụng đến ta, ta nhất định đáp trả". Họ có nhân cách độc lập, không a dua xu nịnh, không giẫm đạp kẻ yếu. Một khi bị khiêu khích, họ không im lặng chịu trận mà sẽ lập tức phản kháng để đối phương nhớ đời và không dám lặp lại lần nữa.
2. Không dễ dàng thỏa hiệp
Biết thỏa hiệp là một nghệ thuật, nhưng nếu thỏa hiệp một cách vô nguyên tắc thì đó là sự yếu đuối. Nhiều người chỉ cần bị cấp trên chèn ép một chút là lập tức cúi đầu, cam chịu, không dám lên tiếng vì sợ bị ghét bỏ hay bị trù dập. Chính tâm lý sợ sệt đó khiến họ bị nắm thóp, dễ bị "dắt mũi" trong công việc.
Muốn không bị bắt nạt, trước tiên phải có chí khí không dễ khuất phục. Có thể lùi bước ở chuyện nhỏ, nhưng khi gặp vấn đề lớn liên quan đến đúng sai, cần kiên quyết giữ vững lập trường. Một khi bạn đã thỏa hiệp một lần, thì lần hai, lần ba là điều tất yếu.
(Ảnh minh họa)
Ở chốn công sở, không thiếu những người dám giữ vững nguyên tắc cá nhân, dù lãnh đạo gây áp lực vẫn kiên quyết không nhượng bộ. Chính sự kiên định đó khiến họ được nể trọng, thậm chí khiến cả lãnh đạo cũng phải dè chừng.
3. Trầm lặng nhưng có giới hạn rõ ràng
Càng hiểu rõ một người, bạn càng biết được điểm yếu của họ và dễ dàng thao túng. Nhưng nếu không thể đoán được người đó nghĩ gì, sống ra sao, bạn sẽ không dám tùy tiện động chạm vì không rõ hậu quả sẽ ra sao.
Những người ít nói, trầm lặng thường khiến người khác cảm thấy khó nắm bắt. Chính vì sự bí ẩn đó, họ thường không bị đụng tới. Họ không nói nhiều, nhưng lại có chính kiến rõ ràng, và sự im lặng của họ chính là một sức mạnh tiềm ẩn.
Hãy trở thành người trầm lặng nhưng có giới hạn khiến người khác không thể đoán được bạn. Và một khi ai đó vượt qua giới hạn đó, hãy sẵn sàng phản kích ngay lập tức. Có như vậy, lâu dần sẽ không còn ai dám ức hiếp bạn nữa.
(Ảnh minh họa)
Người thực sự "khó chơi" không phải là người hay to tiếng hay phô trương, mà là người có nguyên tắc, có giới hạn, dám nói "không" và biết lúc nào cần phản kháng. Hy vọng bạn cũng đang dần trở thành kiểu người như thế - bản lĩnh, độc lập và không dễ bị bắt nạt.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)