Vậy khi ăn cam, vỏ cam của bạn có bị vất đi không? Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một chút phương pháp làm nước ép từ vỏ quýt với vỏ cam.
Hấp vỏ cam
Thành phần: Cam
Các bước làm:
1. Cho cam, quýt đã mua vào chậu lớn, sau đó cho một thìa muối, một thìa bột năng và thêm ít nước vào, ngâm trong vòng mười lăm phút.
2. Sau 15 phút, bắt đầu chà bề mặt vỏ cam, sau đó dùng nước sạch, rửa lại lần thứ hai và lau khô nước trên bề mặt,
3. Sau đó bạn cho vỏ cam đã bóc vào nồi hấp dàn đều, đậy vung, hấp 25 phút ở lửa nhỏ.
4. Hấp xong, tắt bếp, đổ vỏ cam ra rổ, dàn đều, không để chồng lên nhau rồi đem phơi nắng khoảng 1 ngày.
5. Một ngày sau lại cho vỏ cam đã khô vào xửng hấp, tiếp tục hấp lần thứ hai, hấp như vậy trong 25 phút.
6. Vỏ cam hấp lần 2 cũng cho vào rổ, phơi nắng cho khô bớt ẩm bề mặt.
7. Hàm lượng nước của vỏ cam sau lần sấy thứ hai ngày càng thấp, ta phải tiếp tục đun nước sôi, cho vỏ cam vào nồi hấp lần thứ ba để hấp hết vị đắng trên vỏ cam.
8. Hấp lần 3 chỉ cần hấp trong vòng 10 phút, hết thời gian thì tắt lửa và cho vào rổ phơi để sấy lần 3.
9. Sau khi hấp và phơi ba lần vỏ cam khô, gói kín lại. Khi nấu ăn cho một miếng nhỏ vỏ quýt khô vào món thịt heo om sẽ tăng thêm hương vị và giảm bớt dầu.
10. Ngoài món thịt hầm, một hoặc hai miếng vỏ quýt khô cũng có thể dùng khi nấu cháo, nấu chè, có tác dụng làm dịu chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, cảm mạo,...
Trên đây là tác dụng thần kỳ tuyệt vời của việc cho vỏ cam vào nồi hấp, sau này khi ăn cam các bạn đừng vội vứt vỏ cam đi nhé, hãy làm theo phương pháp trên, bạn cũng có thể tự làm vỏ cam tại nhà có thể làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, ho và có đờm.
Hồ Yên (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)