1. Mua nhà: Nếu có trên 500 triệu
Rõ ràng là nhà đất, cái chỗ định cư, cái tài sản quý giá nhất này không thể nào không mua. Một là mua để làm tài sản để ở, hai là mua để dành cho thuê, đầu tư lướt sóng cũng hay. Vấn đề mua nhà chỉ có lời không có lỗ. Người giàu họ luôn kiếm tiền và đổ tiền vào bất động sản đấy thôi.
Thấy tình hình giá cả, thuế, thủ tục, chính sách vay mua nhà,…ở Việt Nam ngày càng khó mua rồi đấy ạ. Nếu bây giờ gửi Ngân hàng không đáng tin nữa thì hãy lấy ra mua nhà, có vay mượn ai thêm chút ít cũng được, mua được căn nhà cũng như là gửi tiền chờ nó đẻ tiền rồi.
2. Mua đất: Nếu có tầm 300-400 triệu
Người càng ngày càng đông thì đất càng thu hẹp, thế là nhà đất có giá. Cho nên, dù có ít tiền lương, dù mang nợ trong người thì cũng phải ráng mua cho mình được căn nhà hay mảnh đất.
Nếu không đủ tiền mua nhà thì hãy sắm riêng cho mình miếng đất, bây giờ để im cắm sào, trồng trọt chăn nuôi gì cũng được. Đợi mai mốt có đủ tiền thì cất nhà, không thì được giá rồi bán lại kiếm lời.
Lãi ngân hàng muốn nhận được cũng phải gửi thời gian lâu thì ngại gì chuyện mua miếng đất rồi chờ vài năm lấy lời.
3. Kinh doanh riêng: Nếu có từ tầm 100-300 triệu
Phi thương bất phú, với số vốn này thì mình có thể kinh doanh riêng để làm chủ cuộc đời mình mà không cần phụ thuộc ai rồi huống hồ là Ngân hàng. Lấy ra kinh doanh ngay thôi ạ. Có thể là:
-Quán cafe takeaway hay cafe nhượng quyền
-Quán trà sữa nho nhỏ
-Quán đồ ăn vặt
-Quán ốc trong hẻm
-Quán sinh tố/xe cà phê/ xe nước ép
-Shop quần áo/giày dép nho nhỏ
4. Đầu tư mua vàng, đô, trái phiếu,…: Nếu có từ tầm 70-100 triệu
Mọi người thường cho rằng mua nhà đất quá khó vì giá cao, tiền không đủ. Thủ tục lại rườm rà, dễ bị lừa thì hãy nghĩ đến những kiểu đầu tư này.
Sẽ là rủi ro cao, nhưng bù lại nếu chọn đúng thời điểm, có người tư vấn này nọ thì lợi nhuận không thể kế hết.
Theo số liệu thống kê của các sàn giao dịch vàng thời gian qua, trên 90% những người tham gia là thua và trên 50% những người đầu tư chứng khoán cá nhân cũng bị thua. Nhưng những người giàu lên nhờ vàng, đô, chứng khoán cũng không phải con số ít.
Giả như mua vàng thì mua vào mùa nào không có cưới hỏi rồi chờ tới mùa bán sẽ tốt hơn. Còn mua chứng khoán thì nhờ nhân viên tư vấn rồi mua, trích cho họ 1 khoản rồi nhờ họ thông báo với bạn mỗi khi chúng tăng giảm để bạn quyết định.
Sẽ hơi liều lĩnh đấy nhưng có gan thì làm giàu. Hoặc lo sợ quá thì mua cổ phiếu nào mang tính ổn định cao đấy. Hãy chọn doanh nghiệp lớn, uy tín rồi mua cổ phần. Mình cổ đông nhỏ lẻ thì không mong nó tăng giá nhiều nhưng đầu tư lâu dài lấy phần cổ tức cũng khá ok, rất nhiều doanh nghiệp chia cổ tức khủng, gấp đôi mệnh giá nữa mà.
5. Buôn bán nhỏ/online: Nếu có vốn từ 50-70 triệu
Dù mở xe cóc, hay bán online đều được. Đừng vất vả dành thời gian để suy nghĩ cách tiết kiệm tiền mà hãy dành thời gian rảnh của mình để suy nghĩ cách nhập hàng, cách bán hàng đi nhé.
-Có thể đặt hàng online từ các trang bán hàng nổi tiếng trên thế giới và bán lại.
-Có thể mua đồ si về giặt ủi, thiết kế lại và bán giá cao
-Có thể gom quần áo/giày dép/túi xách từ các chợ đầu mối và bán online
-Có thể nấu nướng/chế biến rồi bán đồ ăn vặt/thức uống cho giới văn phòng
-Có thể cho thuê sách/báo/xe
-Có thể bán sim/card điện thoại
6. Nghề thời vụ/thời điểm
Những công việc này chỉ làm đúng thời gian ngắn hoặc diễn ra 1 thời điểm ngắn trong ngày chẳng hạn như:
-Bán đồ ăn sáng
-Lấy hàng về làm thủ công
-Bán hoa ngày lễ tình nhân, 8/3, 20/11, tốt nghiệp….
-Bán áo mưa mùa mưa
-Bán khăn choàng/bắp luộc/khoai nướng,… mùa đông
-Bán đồ bơi, kem lạnh/sinh tố/kem chuối… mùa hè
-Bán bao lì xì, nhành mai,…mùa tết.
Mình cứ canh thời điểm tương lai gần rồi lấy tiền đi chuẩn bị các thứ kinh doanh từ bây giờ.
7. Mua bảo hiểm: Vốn rất ít - không có vốn
Chúng ta luôn muốn phòng bị trước cho tương lai, bất kể tương lai ấy có tốt hay xấu đi chăng nữa. Những hãng bảo hiểm luôn mời chào khách nhưng đều bị từ chối vì nó quá rắc rối và dễ bị lừa. Nhưng ai cũng nên mua mà trong đời có lắm những rủi ro có thể xảy ra.
Bạn sẽ thấy tiếc nuối khi những khoản tiền mình bỏ ra bị phí phạm vì không có chuyện gì xảy ra với mình. Nhưng bạn sẽ còn tiếc hơn khi có chuyện xảy ra mà họ lại không mua bảo hiểm.
Bảo hiểm không được gọi là đầu tư để sinh lợi mà theo tôi, nó là kiểu đầu tư để tránh mình thiệt hại quá lớn.
Muốn bớt rủi ro thì chia ra nhiều rổ nhe cả nhà. Tùy thuộc khả năng và vốn mà lựa chọn và phân chia tỷ lệ đầu tư. Em chỉ gợi ý như thế, hy vọng không đụng chạm ngân hàng hay anh chị nào đang rất tin tưởng ngân hàng nhé! Chỉ là ý kiến góp ý và tùy lựa chọn mỗi người thôi ạ.
Chia sẻ của một mẹ trên facebook!
Autran (Theo Giadinhvietnam.com)