Chính vì vậy, vào dịp rằm tháng 7, nhiều gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cúng để tưởng nhớ đến người thân và làm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa.
Trong ngày này, người ta làm lẽ cúng cô hồn, xá tội vong nhân. Ngoài ra, còn có lễ Vu Lan báo hiếu để con cháu ghi nhớ công ơn nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ. Đây là hai phần lễ hoàn toàn khác nhau, tránh nhầm lẫn và gộp chung 2 lễ làm một. Trong khi lễ Vu Lan là lễ cầu siêu cho ông bà, bố mẹ, người thân đã khuất thì lễ cúng cô hồn là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ nhằm làm phúc.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7
Người Việt Nam quan niệm cúng Rằm tháng 7 vào chính ngày sẽ không tốt. Do đó, lễ cúng Thổ công, Gia tiên, ông bà và cúng Rằm tháng 7 trước vài ngày.
Người xưa tin rằng, ngày Rằm tháng 7 là thời điểm Phật tổ xá tội vong nhân. Mọi vong hồn kẻ cả quỷ dữ sẽ được thả ra. Nếu cúng gia tiên, thần linh vào đúng ngày này sẽ bị các vong linh phá phách, rước thêm cô hồn vào nhà. Người thân đã khuất sẽ không nhận được đồ cúng tế.
Ngoài ra, cũng có người quan niệm rằng, ngày 15 tháng 7 âm lịch là giới hạn của kỳ "mở cửa" Quỷ Môn Quan. Sau ngày này, những người ở thế giới bên kia sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng nữa.
Do đó, lễ cúng Rằm tháng 7 thường được thực hiện trước ngày 15 âm lịch. Các gia đình có thể làm lễ cúng Rằm từ ngày mùng 2 cho tới trước 12h trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch. Nên làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước rồi mới cúng cô hồn.
Người xưa cũng quan niệm rằng nên thực hiện lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên vào ban ngày. Đối với lễ cúng cô hồn thì nên diễn ra vào buổi chiều tối. Vì các cô hồn thường sợ ánh sáng nên mọi người nên chọn khi tắt nắng bắt đầu cúng để cô hồn dễ nhận được đồ mà các gia chủ cúng.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo
Hoàng Khuông (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)