Nhiều người từ lâu đã coi những phương tiện mạng xã hội như một thú vui không thể thiếu trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích chia sẻ những thông tin của mình lên mạng xã hội. Họ vẫn giữ tương tác với mọi người, đủ để mọi người thấy họ vẫn xuất hiện nhưng thường để trống những bài đăng của mình hoặc chỉ chia sẻ trong một vài dịp đặc biệt.
Nhìn chung, những người không đăng bài lên mạng xã hội trong thời gian dài thực sự họ rất thông minh, và dưới đây là 3 lý do cho bạn biết vì sao lại như vậy.
Không còn quan tâm đến ý kiến của người khác
Khi còn trẻ chúng ta lúc nào có khát vọng mạnh mẽ được thể hiện bản thân và thích chia sẻ những gì mình thấy và đạt được với bạn bè. Đôi khi đó là một bình luận về một sự kiện đang diễn ra hay đăng những câu chuyện hoặc hình ảnh thú vị để làm kỷ niệm và thể hiện bản thân mình.
Dù là thể hiện cá nhân hay bộc lộ cảm xúc cá nhân thì ở một góc độ nào đó, tất cả đều nhằm tìm kiếm sự cộng hưởng. Trong tiềm thức, nhiều người hi vọng được sự chú ý từ bên ngoài, ai đó có thể tương tác và đồng ý với ý tưởng của họ.
Có nhiều người trẻ coi mình là trung tâm và bản thân khác biệt, họ cực kỳ mong mỏi được thấu hiểu. Nhưng khi tuổi tác tăng lên, tâm lý mỗi người sẽ dần trưởng thành, sự hướng ngoại cũng dần giảm đi. Họ dần nhận ra rằng mình không phải là trung tâm, thấy mình thật nhỏ bé và có rất ít điều bản thân có thể thay đổi.
Những đã lâu không đăng lên mạng xã hội thì họ dần hiểu cuộc sống là của riêng mình, chẳng cần phải có được sự đồng tình của người khác.
Họ chẳng còn muốn chia sẻ cuộc sống của mình, không muốn tìm kiếm sự đồng tình nữa.
Thích cuộc sống không ồn ào
Mỗi người một tính cách, có người thích môi trường sôi động, ồn ào, có người lại thích cuộc sống tĩnh lặng như nước. Bạn có thể rằng dù ở vòng tay bạn bè hay trong nhóm khác nhau, luôn có những người thường xuyên nói chuyện, cũng có những người không nói gì.
Người thích sôi động thường hay chia sẻ với người khác, thấy cảm giác thân thuộc và cảm thấy hạnh phúc trong bầu không khí sôi động.
Người thích cuộc sống tĩnh lặng chỉ xem, nghe người khác trò chuyện, tránh xa sự náo nhiệt, đông đúc, tận hưởng sự thư giãn yên tĩnh và sống cuộc sống mà họ thích.
Những điều bạn cho là thú vị có thể không gây được ấn tượng gì với người khác vì họ không cùng quan điểm, tần số với bạn. Những người có quan điểm khác nhau và rất khó để hòa nhập.Thà tận hưởng những giây phút tĩnh lặng quý giá, dành cho riêng mình, ở một góc độ nào đó, đó cũng là một niềm hạnh phúc hiếm có.
Cuộc sống đủ đầy, bận rộn, không có thời gian đăng bài trên MXH
Một bệnh nhân trầm cảm đã mô tả cuộc sống của mình trước khi hồi phục trên mạng xã hội. Khi đó chứng trầm cảm của họ ngày càng trầm trọng đến mức không thể đi làm mà chỉ có thể ở nhà, thường xuyên suy sụp tinh thần.
Cô sống trong đau đớn mỗi ngày và không thể bày tỏ nỗi buồn của mình trong vòng bạn bè để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.Trải qua một thời gian dài như vậy, chứng trầm cảm của cô cũng không thuyên giảm chút nào mà càng ngày càng lún sâu. Mãi cho đến khi cô làm theo lời khuyên của bác sĩ, chữa trị và bắt đầu vẽ thì mọi việc mới được cải thiện. Cô không còn bày tỏ sự tiếc nuối trong vòng bạn bè mà dành nhiều thời gian hơn cho việc học vẽ, không ngừng nâng cao tay nghề và tìm được công việc phù hợp.
Ngoại trừ những người tràn đầy năng lượng, hầu hết những người bận rộn với sự nghiệp đều không có thời gian để ý đến mạng xã hội.
Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)