Hôm qua, tôi trò chuyện với một vài người bạn, họ nói về những người thân trong gia đình, những người gần như ủng hộ với kế hoạch nghề nghiệp cho con cái họ trong tương lai. Mục đích để con cái họ có công việc tương đối ổn định. Chẳng hạn như giáo viên, bác sĩ, công chức, nhân viên ngân hàng,… đồng thời những công việc rủi ro khác như buôn bán, kinh doanh, ca hát, quảng cáo... luôn là đối tượng loại trừ chính của họ.
Một người bạn cũng chia sẻ một trường hợp thực tế xung quanh mình, một người thân của anh ấy có gia cảnh bình thường. Năm ngoái, con gái anh ấy tốt nghiệp đại học và trúng tuyển vào một công ty làm về lĩnh vực đầu tư thông qua hình thức tuyển dụng ở trường với mức lương từ 17 triệu đến 19 triệu đồng một tháng. Cứ tưởng như đó là khởi đầu tuyệt vời của một cô gái vừa ra trường, nhưng gia đình anh ấy nhất quyết bắt con họ phải quay lại địa phương để thi công chức, thậm chí mức lương khoảng dưới 8 triệu đồng, họ cũng không bận tâm. Cha mẹ khăng khăng rằng cần có công việc ổn định, con cái không có sự lựa chọn.
Cha mẹ càng nghèo càng thích cho con cái làm công việc ổn định
Theo tôi, đó là một hiện tượng hết sức bình thường và phổ biến khi các bậc cha mẹ càng nghèo càng thích cho con mình làm những công việc ổn định. Mặc dù về mặt lý thuyết, gia đình càng nghèo thì khát vọng thoát nghèo càng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, tình hình thực tế lại ngược lại, cha mẹ càng nghèo thì ý thức về sự rủi ro của họ càng cao, dù công việc lương cao nhưng rủi ro cũng cao, khó được họ lựa chọn. Bởi vì, đối với họ, môi trường bên ngoài quá khắc nghiệt, con họ có thể bị đào thải bất cứ lúc nào, dù có kiếm tiền nhanh nhưng cũng sẽ mất nhanh. Tuy nhiên, các đơn vị ổn định như doanh nghiệp nhà nước, công chức thì khác, con cái họ vào được ở đâu thì gần như sẽ làm ở đó đến cuối sự nghiệp nếu không mắc sai lầm gì nghiêm trọng, làm việc dễ dàng và được hưởng chế độ theo quy định của nhà nước thì sẽ đáng tin cậy.
Công việc ổn định nhàm chán, các bạn trẻ dễ sa sút tinh thần
Tuy nhiên, nếu cha mẹ nhất quyết cho con cái tham gia vào những "công việc ổn định" ngay từ khi bước ra khỏi cổng trường đại học, thì đây có thể được coi là "dập tắt hi vọng" để con cái họ có thể kiếm được công việc có thu nhập cao và thậm chí trở nên thành đạt, giàu có. Bởi vì một công việc ổn định, một mức lương vùa đủ, một môi trường làm việc thoải mái, không có cảm giác bị áp bức. Chính những thứ được cha mẹ coi là "môi trường hoàn hảo, ổn định" này lại khiến con em mình dần mất đi tinh thần chiến đấu vì cuộc sống quá nhàm chán, thậm chi uể oải, sợ rủi ro và không dám thoát ra cái vỏ bọc an toàn đó.
Tất nhiên, ai cũng mong muốn có công việc ổn định, an toàn 100% và sợ rủi ro, đó là bản năng của con người. Nhưng thực tế cho thấy, không có một công việc nào được gọi là thực sự ổn định và không có rủi ro, kể cả nhưng cơ quan nhà nước, chính sách, cơ chế phát triển đều luôn biến đổi không ngừng và con bạn hoàn toàn có khả năng bị đào thải theo quy luật tất yếu của xã hội. Và với một kinh nghiệm làm việc gần như bằng không, khi nghị lực, sự phấn đấu không còn thì con bạn sẽ ra sao trong xã hội quá nhiều sự thay đổi, không ngừng học hỏi, cố gắng.
Cha mẹ nên khuyến khích con cái có định hướng rõ ràng, dám nghĩ, dám làm, luôn có động lực trong cuộc sống, không kỳ vọng vào sự ổn định
Cha mẹ thực sự nhìn xa trông rộng, biết cách khuyến khích con cái theo đuổi lý tưởng của mình, can đảm và có động lực, không ham hưởng thụ khi còn trẻ và không theo đuổi sự ổn định quá nhiều. Nếu không, một con người ì ạch, chây ì, không theo kịp sự thay đổi của xã hội trong tương lai sẽ luôn luôn nghèo.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)