Rất nhiều gia đình Việt trồng hoa giấy vì dễ sống, cần ít nước, hoa lại bền lâu. Theo quan niệm phong thủy, hoa mang lại sự sum vầy, hạnh phúc, may mắn và tài lộc trong công việc cũng như cuộc sống. Ngoài ra, hoa được nhiều tin tưởng rằng có thể đuổi được tà mà, nên hầu như gia đình nào cũng có một cây trong nhà.
Để hoa giấy nở rộ, đặc biệt vào dịp Tết, gia chủ nên chú ý tưới thêm cho cây những hỗn hợp nước sau:
Nước + bia
Theo kinh nghiệm của những người trồng cây cảnh đặc biệt là những cây cảnh chơi hoa như hoa giấy thì việc dùng bia thừa để tưới cho cây cảnh luôn là một cách làm tuyệt vời giúp cho cây cảnh của bạn xanh tốt cũng như cho ra nhiều hoa và bền màu hoa hơn. Và chúng ta sẽ nhận thấy những công dụng tuyệt vời mà bia mang lại cho cây cảnh gồm:
Trong bia có chứa một lượng đường và tinh bột nhất định cùng với đó là nước chiếm đến 90%. Tuy nhiên nồng độ này vẫn rất cao so với nhu cầu của cây trồng nên bạn phải pha loãng ra mới tưới được cho cây cảnh hoa giấy. Sau khi tưới cho cây cảnh hoa giấy bằng bia các thành phần trong bia sẽ ngấm xuống lòng đất và chính đây là nguồn dưỡng chất cần thiết cho cây. Lúc này bia sẽ đóng vai trò là dạng phân bón sạch cho cây cảnh của bạn xanh tốt hơn mỗi ngày.
Đường và men trong bia giúp nuôi vi khuẩn có lợi cho đất, tốt cho cây cảnh hoa giấy. Do đó, ngoài dùng bia tưới cho cây cảnh hoa giấy, bạn có thể dùng bia để tưới cho các chậu cảnh khác như các loại cây chơi hoa như dạ yến thảo, hoa hồng các loại… Nhưng lưu ý là chỉ tưới dưới gốc cây chứ không nên tưới trên lá bởi như vậy sẽ không tốt cho cây xanh.
Nếu dùng bia thừa của gia đình bạn có thể xua đuổi nhiều loại động vật hại cây cảnh từ đó bảo vệ an toàn cho toàn bộ các bộ phận của cây cối. Theo đó, các loại động vật như ốc sên, ong vò vẽ, ruồi giấm hay gián chuột đều rất sợ mùi bia. Vậy nên, hãy đừng bỏ phí bia bởi nó sẽ giúp cho bạn có những luống rau xanh, sạch sâu bọ và tuyệt đối an toàn với sức khỏe.
Với cách này, bạn hãy pha loãng bia với nước theo tỷ lệ 1:30, khuấy đều rồi tưới cho cây cảnh hoa giấy. Không nên pha quá đặc, nếu không sẽ sinh ra nhiệt tương đối cao, có thể làm thối rễ cây. Cứ 20 ngày tưới một lần, cây hoa giấy của bạn sẽ có chuyển biến rõ rệt.
Nước + giấm
Từ lâu, giấm là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn. Nhưng chắc hẳn rất ít ai biết giấm còn có công dụng trong việc trồng cây cảnh và giữ được độ tươi cho cây, nhất là với cây cảnh hoa giấy.
Tưới dung dịch giấm pha loãng lên đất sẽ giúp đất tăng độ chua, cung cấp vào đất trồng một lượng sắt nhất định để cây cảnh ra hoa đều, tươi và luôn xanh mát.
Hơn thế, giấm ăn còn giúp cây cảnh có hoa luôn tươi, giữ được độ tươi lâu hơn khi không sử dụng. Sau khi cắt hoa giấy để chưng vào bình bông thì bạn nên pha dung dịch giấm đường theo tỉ lệ 2:1 rồi đổ vào bình. Với cách này, hoa sẽ tăng thêm tuổi thọ được nhiều ngày.
Cách dùng: Bạn tiến hành pha loãng 150ml giấm với 4 lít nước sạch rồi tưới vào đất. Làm đều đặn 2-3 lần/tuần sẽ có hiệu quả nhất định.
Lưu ý khi chăm sóc hoa giấy:
- Sau mỗi đợt hoa giấy cho ra hoa, nên cắt tỉa thu gọn tán, đồng thời bón bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục.
- Giai đoạn sinh trưởng (khi cây ra tán lá mới), cần bón phân vô cơ, hoặc phun phân bón lá.
- Khi cây sinh trưởng, đâm chồi ra lá (khoảng 2 – 3 tháng), cây đã đủ sức cho một đợt hoa mới. Thời điểm này cần bổ sung các loại phân bón có hàm lượng kali hoặc photpho cao, chia làm 2 đợt và tưới nước đầy đủ để cây hấp thu phân tốt nhất, thời gian bón từ 10 – 15 ngày.
- Khi thấy cây hoa giấy bắt đầu có lá mới chụm nhỏ lại, lá non mới mọc có màu hơi sậm, thân cây xuất hiện chồi nhỏ là cây đã chuyển sang giai đoạn ra nụ ra hoa.
- Để giúp cây ra hoa với màu sắt tươi tắn, lâu tàn, bạn phun bổ sung vitamin B1 và phân dưỡng hoa định kỳ một lần mỗi tuần, đồng thời duy trì tưới nước vừa đủ, không để cây thiếu nước vì sẽ gây rụng chồi hoa. Nên tưới cây vào buổi sáng sớm.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)