Ngân hàng sẽ yêu cầu tài khoản của khách hàng phải có số dư tối thiểu để thẻ có thể được sử dụng. Ngoài ra, tính tiện ích của các tài khoản ngân hàng ảo được cải thiện bằng cách làm như vậy. Thẻ ATM có thể có số dư tối thiểu từ 50.000 đến 100.000 đồng, tùy theo ngân hàng. Một số thẻ VIP có thể có số dư lớn hơn.
Dù vậy, một số ít các ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút toàn bộ tiền trong tài khoản, không cần duy trì số dư tối thiểu. Trong trường hợp này, khách hàng có thể thoải mái rút hết tiền khỏi tài khoản. Tuy nhiên, khi rút tiền ở máy ATM, thiết bị chỉ có thể trả ra số tiền là bội số của 50.000 đồng. Do đó, nếu số dư tài khoản bị lẻ vài nghìn đến vài chục nghìn (nhỏ hơn 50.000 đồng), khách hàng sẽ không thể rút được phần tiền này trong tài khoản.
Cách rút hết tiền trong thẻ ATM (Ảnh minh họa).
Trường hợp muốn rút hết toàn bộ số tiền trong thẻ ATM, khách hàng có một lựa chọn là hủy tài khoản.
Với trường hợp này, khách hàng sẽ phải trực tiếp đến phòng giao dịch của ngân hàng để thực hiện thủ tục rút tiền và hủy tài khoản.
Theo đó, khách hàng cần mang theo CMND/CCCD và thẻ ATM mà mình muốn khóa đến phòng giao dịch ngân hàng phát hành thẻ và yêu cầu nhân viên ngân hàng hủy tài khoản.
(Ảnh minh họa).
Nhân viên ngân hàng sẽ đưa giấy hủy tài khoản. Khách hàng cần điền đầy đủ thông tin vào giấy này.
Khách hàng cung cấp CMND/CCCC bản gốc cho nhân viên ngân hàng.
Nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin. Nếu thông tin chính xác, nhân viên sẽ tiến hành hủy tài khoản và trả lại toàn bộ số dư trong tài khoản cho khách hàng.
(Ảnh minh họa).
Trong trường hợp thẻ ATM hết hạn, chủ thẻ sẽ không thể thực hiện giao dịch rút tiền bằng thẻ này tại các máy ATM. Số tiền trong tài khoản vẫn được giữ nguyên. Khách hàng chỉ cần đem CMND/CCCD đến ngân hàng để làm thủ tục phát hành thẻ mới để có thể tiếp tục sử dụng.
Nếu có đăng ký dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, khách hàng vẫn có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến; thực hiện việc rút tiền không cần thẻ.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)