"Xuất' cơm hay 'Suất' cơm là từ dễ bị nhiều người trong chúng ta vẫn thường xuyên viết sai và không phân biệt được từ nào đúng mỗi khi viết về suất cơm, suất ăn, cơm suất...
Khi đi trên phố và đọc những biển quán cơm, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp trưng biển sai chính tả - "cơm xuất" thay vì "cơm suất", khiến ngay cả người lớn chúng ta đôi khi cũng mắc phải và khó phân biệt đúng sai.
Một hôm đi trên đường qua một quán ăn, cháu tôi thỏ thẻ: "Cờ ơm cơm, xờ uất xuất sắc xuất, cơm xuất!". Người Hà Nội hay phát âm hai ký tự "s" và "x" như nhau nên cả nhà không ai thấy vấn đề gì, cho đến khi tôi nhìn lên tấm bảng trước quán và giật mình thấy hai chữ "cơm xuất" trên đó.
Giật mình không phải vì phát hiện biển quảng cáo có lỗi chính tả (hiện tượng nhan nhản tại Thủ đô) mà vì bỗng nhận ra cái lỗi phổ biến mà nhiều người đã quen đến mức chẳng buồn bàn tới nữa ấy, do vậy có thể ảnh hưởng tai hại đến trẻ nhỏ, góp phần tiếp tục tạo ra một thế hệ sai chính tả mà không hề biết, do không phân biệt được âm "s" và "x" trong văn bản.
"Xuất' cơm hay 'Suất' cơm?
Vậy chính xác là "cơm xuất" (xuất cơm) hay "cơm suất" (suất cơm)?
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành), "suất" là phần chia cho từng người theo mức đã định; còn "xuất" có nghĩa là đưa ra để sử dụng, trái với "nhập" và xuất thường là xuất nhập khẩu, xuất ra...
Suất trong “Suất cơm”, "cơm suất" là danh từ có nghĩa là một phần trong tổng thể được chia ra trong từng người. Vì vậy “Suất cơm” "s" mới là đúng chính tả.
Hiểu một cách cụ thể:
"Suất" trong từ điển tiếng Việt là danh từ mang nghĩa là phần chia cho từng người theo định mức đã định
Ví dụ: Bệnh nhân ăn hết suất cơm
Suất sưu - Dịch nghĩa: phần thuế thân được bổ cho một người nam giới từ tuổi trưởng thành dưới chế độ cũ
Suất ruộng khoán - Dịch nghĩa: Phần ruộng chia cho một nhân khẩu. Hoặc một lao động
"Xuất" trong từ điển tiếng Việt là động từ mang nghĩa đưa ra, phóng ra, lấy ra.
Đọc thêm: Xán lạn hay sáng lạn từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt
Ví dụ:
Xuất hàng, xuất kho, xuất khẩu
Xuất quân - Dịch nghĩa: ra quân đánh trận
Nội bất xuất, ngoại bất nhập - Dịch nghĩa: trong không được ra, ngoài không được vào
Xuất khẩu thành thơ - Dịch nghĩa: Lời nó ra đã thành thơ
Xuất giá - Dịch nghĩa: Ra lấy chống,...
Sau khi tìm hiểu nghĩa của từng từ để dễ phân biệt mình sẽ tổng kết ngắn gọn như sau. "Xuất" có ý nghĩa bằng với từ "ra" hoặc "đưa ra", "cho ra". Còn đối với từ "suất" có thể hiểu là một phần của tổng thể. Phần này đã được hình thành sau một phép chia, chia suất rách ra.
Bunny (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)