Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Đây cũng được coi là một trong những triều đại thịnh vượng bậc nhất của Trung Quốc với thời gian tồn tại 276 năm. Tại vị cai trị đất nước gồm 12 vị hoàng đế, trong đó Càn Long là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất của nhà Thanh. Còn Từ Hy thái hậu cũng là người phụ nữ quyền lực nổi danh của nhà Thanh.
Khu an táng hoàng gia nhà Thanh - Thanh Đông lăng.
Sau khi Càn Long qua đời, ông được an táng tại Thanh Đông lăng. Đây là khu quần thể thượng uyển hoàng gia có phong thủy tuyệt vời được xây dựng vào năm 1661 (năm Thuận Trị thứ 18) đến năm 1908 (năm Quang Tự thứ 34). Để hoàn thành được quần thể lăng mộ này đã phải mất tổng cộng 247 năm để xây dựng.
Trong lăng mai táng 5 vị hoàng đế và 15 vị hoàng hậu, 136 vị phi tần, 3 vị A Ca và 2 vị công chúa. Như chúng ta đã biết, những người trong xã hội cổ đại, đặc biệt là trong tầng lớp hoàng tộc, quý tộc rất coi trọng đến việc hậu táng. Sau khi họ chết đi thì thường được chôn cùng với nhiều trang sức, châu báu. Năm 1912, triều đại nhà Thanh đã sụp đổ, những tên trộm mộ đã chuẩn bị tấn công Thanh Đông lăng.
Tôn Điện Anh là 1 tên trộm mộ khét tiếng thời Dân Quốc của Trung Quốc, được mệnh danh là "Đại tặc Đông Lăng nhà Thanh", (Đông Lăng: Quần thể lăng mộ hoàng gia của triều đại nhà Thanh, Trung Quốc).
Tôn Điện Anh và đồng bọn phá Quần thể lăng mộ hoàng gia của triều đại nhà Thanh.
Mùa hè năm 1928, Tôn Điện Anh lấy danh nghĩa diễn tập quân sự đưa người trông coi lăng mộ. Sau đó, ông ta thực hiện cướp Định Đông lăng của Từ Hi Thái Hậu ở trong quần thể lăng mộ này. Hắn cho dùng thuốc nổ để phá mộ, tất cả những vàng bạc, châu báu trong lăng của Từ Hi Thái hậu khiến cho Tôn Điện Anh rất kinh ngạc bởi số lượng khổng lồ. Sau khi đột nhập Định Đông lăng, Tôn Điện Anh đã đến Thanh Dụ lăng, chính là lăng mộ của Càn Long, cách đó không xa.
Đây là vụ trộm mộ gây chấn động toàn Trung Quốc lúc bấy giờ. Trong đó, mộ phần của hoàng đế Càn Long và Từ Hi thái hậu bị bè lũ Tôn Điện Anh phá hủy nặng nề nhất. Bởi mộ phần 2 người này chứa rất nhiều châu báu quý giá.
Lăng mộ của Từ Hy thái hậu bị nhóm mộ tặc phá và lấy đi châu báu vàng ngọc.
Riêng lăng mộ của Từ Hy thái hậu từng mất 13 năm xây dựng với hao phí lên tới hàng triệu vạn lượng bạc, được xưng là "Kim-Mộc-Thạch tam tuyệt". Riêng số vàng lá dùng đắp trong ba đại điện của Từ lăng đã là 4.592 lượng vàng. Tổng cộng có 2.400 con rồng vàng và 64 chiếc cột chạm trổ hình rồng, dơi đều thếp vàng thật. Riêng quan tài của Từ Hy được chế từ thứ gỗ quý hơn nữa: Nam mộc tơ vàng, giá có thể nói là "tấc gỗ, tấc vàng". Tất cả đá dùng trong lăng mộ Từ Hy đều là loại Hán bạch ngọc thượng phẩm, được điêu khắc cực kỳ tinh xảo. Phù điêu trên Hán bạch ngọc trong điện Long Ân đều theo đồ hình "Long truy phụng" - phụng hoàng bay trước, rồng đuổi theo sau, 76 trụ trong điện đều chạm hình "Nhất phụng áp song long" - hai phụng đè một rồng, thể hiện quyền uy vô thượng của vị thái hậu này.
Được biết, sau khi dọn sạch châu báu vàng ngọc xung quanh quan tài Từ Hy và đồ tùy táng trong "giếng phong thủy", binh lính của Tôn Điện Anh dùng búa cạy tung quan tài Từ Hy ra và hốt sạch sẽ số châu báu bên trong.
Lăng và thi hài của Càn Long bị nhóm mộ tặc phá và lấy đồ quý hiếm.
Còn châu báu trong lăng của Càn Long không bằng 1/3 của lăng Từ Hi, thứ được đánh giá đáng tiền nhất trong lăng mộ vị vua này là những bức thư họa. Hoàng đế Càn Long vốn nổi tiếng là 1 nhà chính trị kiệt xuất và cũng 1 nhà sưu tầm đồ cổ có tiếng. Cả đời Càn Long yêu thích bộ môn nghệ thuật thư họa, thu thập sưu tầm các sản phẩm của những nhà thư họa nổi tiếng. Khi còn tại thế, ông cũng lệnh rằng phải đưa những sản phẩm nghệ thuật này vào trong lăng mộ của chính mình. Do đó, khi bè lũ của Tôn Điện Anh vừa bước vào lăng mộ Càn Long, thứ chúng thấy nhiều nhất chính là những kiệt tác thư họa đến từ những nhân vật như: Đường Bá Hổ, Vương Hi Chi,...
Khu Dụ Lăng của hoàng đế Càn Long.
Hành động của Tôn Điện Anh và đồng bọn khiến thi hài vua Càn Long bị tổn hại nghiêm trọng, khó có thể phục hồi nguyên trạng.
Và đương nhiên, trong mắt của 1 tên trộm mộ không có đầu óc nghệ thuật như Tôn Điện Anh, những sản phẩm nghệ thuật này chỉ đơn giản là 1 đống giấy lộn, không đáng 1 xu. Trải qua dòng chảy của thời gian, những bức thư họa đã bị rách nát đáng kể, những bảo vật khác như đồ gốm, đồ sứ cũng không thoát khỏi sự tàn phá của thời gian. Sau khi ‘khuấy đảo’ Dụ Lăng của Càn Long, đám mộ tặc thậm chí còn ra tay với chính thi thể chủ chủ nhân lăng mộ này. Chúng kéo thi thể Càn Long ra ngoài, và bắt đầu 1 chuỗi hành động kì lạ: nhổ hết răng của thi thể.
Theo lời kể của 1 bính lính cùng tham gia vào trận càn quét Đông Lăng năm đó cùng Tôn Điện Anh, nguyên nhân chúng làm vậy để lấy ra 1 viên ngọc Tây Tạng được giấu kín trong miệng của hoàng đế Càn Long. Viên ngọc này có thể giúp thi thể chứa nó không bị thối rữa.
Toàn bộ những di vật quý báu trong quần thể lăng mộ hoàng gia nhà Thanh đã bị Tôn Điện Anh hủy hoại trong chốc lát. Riêng báu vật trong lăng Từ Hi và Càn Long thì bị chúng khuân đi sạch sẽ. Hành động ngông cuồng, tàn bạo của Tôn Điện Anh và đồng bọn khiến thi hài vua Càn Long bị tổn hại nghiêm trọng, khó có thể phục hồi nguyên trạng. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, những hành động này của bè lũ trộm mộ đã truyền ra và gây chấn động toàn Trung Quốc. Vì để thoát tội, Tôn Điện Anh đã đem tặng hết những báu vật giá trị mà hắn trộm được, bỏ chạy thoát thân.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)