Những năm đầu của Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên, hay còn gọi là Võ Mị Nương trong một gia đình quyền quý. Cha cô không chỉ là một thương gia giàu có mà còn là một chính trị gia. Trong môi trường gia đình như vậy, Võ Tắc Thiên đã được giáo dục tốt và có ảnh hưởng từ khi còn nhỏ, điều này đã tạo nền tảng vững chắc cho sự thăng tiến sau này.
(Ảnh minh họa)
Võ Tắc Thiên vốn là một phi tần trong cung của Đường Thái Tông, bắt đầu hầu hạ vua từ năm 14 tuổi. Một lần, Đường Thái Tông dẫn các phi tần đi xem ngựa.
Trong chuồng ngựa của vua có một chú ngựa rất khó thuần tên là "Sư tử thông", Thái Tông chỉ chú ngựa đó và nói đùa rằng: "Trong các ngươi ai có thể khống chế được nó không?" Các phi tần không một ai dám tiếp lời, chỉ có cô gái 14 tuổi Võ Mị Nương là dám đứng ra nói: "Thưa bệ hạ, thần có thể ạ!".
(Ảnh minh họa)
Thái Tông kinh ngạc nhìn Mị Nương và hỏi cô có phương pháp gì. Võ Mị Nương liền nói: "Chỉ cần đưa cho thần ba thứ: Thứ nhất là roi sắt, thứ hai là búa sắt, thứ ba là dao găm. Nếu nó mà không nghe lời thì dùng roi sắt quật nó, nếu không chịu thì dùng búa sắt đập vào đầu nó, nếu vẫn còn ngang ngạnh thì dùng dao găm cắt đứt cổ nó luôn."
Đường Thái Tông nghe xong cười lớn. Thái Tông dù cảm thấy những lời của Mị Nương có chút trẻ con nhưng cũng rất tán dương sự dũng mãnh trong tính cách của cô.
Con đường đến quyền lực
Sau khi Đường Thái Tông băng hà, theo quy tắc trong cung, những phi tần như Võ Tắc Thiên phải sinh sống trong am ni cô. Đây đương nhiên là điều Võ Tắc Thiên không mong muốn. Nhưng khi còn ở vị trí Thái tử, Đường Cao Tông đã có tình cảm với Võ Tắc Thiên. Vì vậy, chỉ sau khi lên ngôi được hai năm, Cao Tông đã tìm cách đón Võ Tắc Thiên từ am ni cô ra và phong bà làm Chiêu Nghi.
(Ảnh minh họa)
Chẳng bao lâu sau, Cao Tông lại muốn phế truất Vương Hoàng hậu để đưa Tắc Thiên vào vị trí đứng đầu hậu cung. Sự kiện này đã bị rất nhiều lão thần trong triều phản đối, đặc biệt là cậu của Cao Tông là Trưởng Tôn Vô Kỵ. Trước tình thế đó, Võ Mị Nương ở phía sau ngấm ngầm lôi kéo, thương lượng với một loạt đại thần để ủng hộ mình lên ngôi hoàng hậu.
Là một người có trí thông minh xuất sắc, bà đã đưa ra một số lời khuyên để hỗ trợ việc triều chính cho vua Đường Cao Tông, từ đó âm thầm thâu tóm quyền lực.
(Ảnh minh họa)
Võ Tắc Thiên lên ngôi và cai trị
Năm 660, Vua Đường Cao Tông bị bệnh, Võ hậu lúc này đã buông rèm nhiếp chính, mở ra một con đường bành trướng quyền lực. Dù lần lượt hai người con trai của Võ Tắc Thiên lên ngôi nhưng bà đều không hài lòng.
Với tham vọng lớn, đến tháng 9 năm 690, Võ Tắc Thiên đã chính thức lên ngôi, tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Chu. Bà trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa được công nhận.
Trong thời gian trị vì của mình, Võ Tắc Thiên đã tiến hành những cải cách sâu sắc đối với hệ thống thi cử của triều đình. Võ Tắc Thiên mở rộng phạm vi và nội dung của kỳ thi, làm cho kỳ thi trở nên công bằng và sâu rộng hơn. Cuộc cải cách này không chỉ nâng cao trình độ văn hóa của toàn xã hội mà còn đặt nền móng vững chắc cho chế độ thi cử của triều đình ở các thế hệ sau. Những biện pháp này đã thúc đẩy đáng kể sự cởi mở và tiến bộ xã hội cũng như thúc đẩy sự thịnh vượng về văn hóa.
(Ảnh minh họa)
Sự cai trị của Võ Tắc Thiên là một thời kỳ rất độc đáo trong lịch sử Trung Quốc. Tài năng chính trị, các sáng kiến cải cách và khả năng kiểm soát quyền lực của bà không chỉ là biểu tượng cho địa vị lịch sử cá nhân của bà mà còn phản ánh tầm cao mà phụ nữ có thể đạt được trong lĩnh vực chính trị. Bất chấp những ý kiến trái chiều trong suốt lịch sử, không thể bỏ qua những thành tựu và ảnh hưởng của bà.
Cô đơn và kết thúc ở tuổi già
Võ Tắc Thiên trị vì nhà Võ Chu trong 15 năm. Bà qua đời ở tuổi 82, không lâu sau khi nhường ngôi cho con trai. Sử sách nhà Đường khi đó ghi chép hết sức đơn giản về cái chết của Võ Tắc Thiên: “Tuổi già đau ốm, buộc phải nhường ngôi cho Thái tử, chưa đầy một năm sau thì băng hà”. Thậm chí, chính sử cũng không hề nhắc tới bất kỳ một di ngôn, di chiếu hay bút tích nào của bà trong những năm cuối đời. Bởi vậy, hậu thế không khỏi hoài nghi, phải chăng cái chết của Võ Tắc Thiên còn ẩn chứa nhiều bí mật khác?
Theo nhiều chứng cứ lịch sử, các nhà sử học hiện đại của Trung Quốc đã đưa ra giả thuyết bà bị chính nam sủng của mình giết hại. Nguyên nhân là vì dù Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông ngày ngày tô son điểm phẩn, chịu "ân sủng" của Hoàng đế giống như nữ nhi. Nhưng với bản chất là nam nhi, lại thụ hưởng chế độ giáo dục của một xã hội nam quyền, bản thân họ có đủ động cơ, năng lực để mưu hại chủ nhân của mình.
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, theo tục lệ lúc bấy giờ, dù được sủng ái đến đâu thì khi nữ hoàng băng hà, Trương huynh đệ chỉ có thể chịu cảnh tuẫn táng chôn theo. Chứng kiến cảnh nữ chủ nhân của mình đã "gần đất xa trời", mạng sống của bản thân cũng bị đe dọa, những người thân là "nam sủng" này sao có thể ngồi im chờ chết?
Theo nhiều tư liệu lịch sử ghi chép lại, trong quãng thời gian Võ Tắc Thiên nằm liệt giường, ngay cả các đại thần đều không được phép gặp mặt, ngày đêm chỉ có hai nam sủng họ Trương ở bên cạnh hầu hạ. Khi nữ hoàng bệnh nặng, mọi tấu chương, chiếu chỉ, mệnh lệnh đều do anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông "truyền đạt lại".
Người sống không thể thấy mặt, triều thần và bách tính không khỏi ngờ vực liệu Hoàng đế của họ phải chăng đã qua đời từ lâu trong tay hai kẻ nam sủng kia? Vì vậy có thể Võ Tắc Thiên thực chất bị hai nam sủng là Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông mưu sát.
Huynh đệ họ Trương đã hạ sát chủ nhân, rồi liên tục dùng danh nghĩa của nữ hoàng để phát ra hàng loạt các chế lệnh. Việc Võ Tắc Thiên bị bệnh nặng, không thể diện kiến các đại thần, thực chất chỉ là cái cớ hoãn binh để bọn họ lộng hành, chuẩn bị cho kế hoạch mưu phản.
(Ảnh minh họa)
Vốn dĩ, Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông không bó gối chịu chết, mà muốn học theo hoạn quan Triệu Cao thời Tần Thủy Hoàng, giả mạo thánh chỉ để hại chết Thái tử Lý Hiến, thành lập triều đình của riêng mình.
Vậy nhưng, người tính không bằng trời tính. Hai huynh đệ họ Trương vốn nghĩ rằng Lý Hiển hồ đồ, vô năng, không hề biết những mưu toan vụng về của mình từ lâu đã bị Thái tử và quần thần nhìn thấu. Bởi vậy, đại sự chưa thành, Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông đã bị chặt đầu, bầm thây.
Võ Tắc Thiên bị buộc phải thoái vị vào năm Thần Long thứ nhất (705), quyền lực của bà đã không còn và bà không còn đủ tư cách để tìm được nam nhân yêu thích. Sự suy sụp tâm lý hoàn toàn của bà cũng đẩy nhanh cái chết của bà. Bà ốm đau quanh năm, quá trống trải, cô đơn và chán nản sau khi mất đi quyền lực và sự sủng ái của nam giới nên đột ngột qua đời chưa đầy một năm.
Sử sách nhà Đường khi đó ghi chép hết sức đơn giản về cái chết của Võ Tắc Thiên: “Tuổi già đau ốm, buộc phải nhường ngôi cho Thái tử, chưa đầy một năm sau thì băng hà”. Thậm chí, chính sử cũng không hề nhắc tới bất kỳ một di ngôn, di chiếu hay bút tích nào của bà trong những năm cuối đời. Bởi vậy, hậu thế không khỏi hoài nghi, phải chăng cái chết của Võ Tắc Thiên còn ẩn chứa nhiều bí mật khác?
Theo nhiều chứng cứ lịch sử, các nhà sử học hiện đại của Trung Quốc đã đưa ra giả thuyết bà bị chính nam sủng của mình giết hại. Nguyên nhân là vì dù Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông ngày ngày tô son điểm phẩn, chịu "ân sủng" của Hoàng đế giống như nữ nhi. Nhưng với bản chất là nam nhi, lại thụ hưởng chế độ giáo dục của một xã hội nam quyền, bản thân họ có đủ động cơ, năng lực để mưu hại chủ nhân của mình.
Võ Tắc Thiên qua đời vì bị nhân tình sát hại?
Bên cạnh đó, theo tục lệ lúc bấy giờ, dù được sủng ái đến đâu thì khi nữ hoàng băng hà, Trương huynh đệ chỉ có thể chịu cảnh tuẫn táng chôn theo. Chứng kiến cảnh nữ chủ nhân của mình đã "gần đất xa trời", mạng sống của bản thân cũng bị đe dọa, những người thân là "nam sủng" này sao có thể ngồi im chờ chết?
Sách lịch sử ghi rằng bà chết vì bệnh tật, nhưng các chuyên gia tin rằng sử sách xấu hổ khi ghi lại nguyên nhân thực sự cái chết của bà.
T. Tâm (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)