Ở Nhật Bản thời xưa, khi một số cô gái kết hôn, họ nhuộm răng đen và cạo lông mày.
Trên thực tế, nhuộm răng đen là một kiểu làm đẹp dành cho giới quý tộc Nhật Bản, là một biểu tượng địa vị. Ngay từ thời Heian ở Nhật Bản, những người đàn ông và phụ nữ quý tộc sẽ sử dụng mạt sắt, trà, rượu và các nguyên liệu thô khác để sơn đen răng khi họ tổ chức các nghi lễ trưởng thành và đám cưới. Họ tin rằng làm như vậy sẽ khiến mọi người đẹp hơn.
Đến thời Edo, đàn ông về cơ bản không nhuộm răng đen. Chỉ những cô gái chưa chồng hoặc có chồng trên 18 tuổi cũng như các geisha (nữ nghệ sĩ biểu diễn) mới sử dụng hàm răng đen để làm nổi bật vẻ đẹp của mình. Người bình thường chỉ nhuộm răng đen trong một số dịp trọng đại, chẳng hạn như đám cưới và lễ kỷ niệm.
Sau đó, người Nhật xưa nhuộm răng đen như biểu tượng thể hiện một người phụ nữ đã kết hôn hay chưa. Các cô gái phải nhuộm răng đen vào đêm trước ngày lấy chồng, đồng thời cạo sạch lông mày, kẻ hai chấm đen to trên trán, sau đó tô môi trắng hồng, người Nhật cho rằng đây là trang phục hoàn hảo cho lễ thành hôn. Mãi cho đến thời Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản thì mới ban hành lệnh cấm nhuộm răng. Từ đó răng đen mới dần biến mất.
Ngoài tục nhuộm răng đen, Nhật Bản xưa còn có một phong tục kỳ lạ. Tức là con gái trước khi lấy chồng phải tắm chung với cha, xoa lưng cho cha để bày tỏ sự quan tâm của mình đối với cha.
Ngày nay, phụ nữ Nhật Bản không còn nhuộm răng đen nữa, chỉ trong một số bộ phim điện ảnh, truyền hình và lễ hội mới thấy răng đen. Còn văn hóa tắm chung hiện nay chỉ còn tồn tại ở một số ít gia đình.
Mimi (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)