1. Nền xi măng dễ lau chùi, chuồng lợn dễ vệ sinh
Chúng ta đều biết đặc tính của lợn là ăn rồi ngủ, ngủ dậy thì lại ăn. Khi ăn thức ăn của lợn thường vương vãi khắp sàn nhà. Việc đi vệ sinh của lợn cũng cũng rất lung tung, tiện đâu đi nấy dẫn đến phải vệ sinh chuồng trại hằng ngày. Nếu sàn nhà bằng đất thì việc vệ sinh càng khó khăn và phiền phức hơn.
Do đó, để giải quyết vấn đề này tốt hơn và giảm cường độ vệ sinh chuồng lợn, nhiều người đã sử dụng sàn bê tông. Sàn bê tông làm chuồng heo tiện lợi hơn rất nhiều, chỉ cần dội nước, sau đó dùng chổi quét sạch là cả chuồng heo sẽ sạch sẽ.
Hơn nữa, các trang trại nuôi lợn thường có hàng trăm, hàng nghìn chuồng lợn, tiết kiệm thời gian dọn dẹp mỗi chuồng lợn 10 phút cũng có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Vì lý do này, nhiều người thích sử dụng sàn bê tông làm chuồng lợn.
2. Chi phí xây dựng sàn xi măng thấp, có thể tiết kiệm rất nhiều tiền
Chi phí chăn nuôi lợn tuy có vẻ nhỏ nhưng trên thực tế, chi phí về các mặt không hề nhỏ. Ví dụ như phí thức ăn cho lợn, chi phí thuốc để phòng ngừa hay chữa bệnh cho lợn, chi phí xây dựng chuồng lợn.Tất cả những khoản này cộng lại thì chi phí chăn nuôi lợn cũng rất lớn.
Do đó, nhiều nông dân sử dụng sàn bê tông để tiết kiệm chi phí. Chi phí xây dựng sàn xi măng thấp. Ngoài ra, xét về lâu dài, sàn bê tông có tuổi thọ sử dụng tương đối cao, không dễ hư hỏng, như vậy giá thành của mỗi chuồng heo khi khấu hao hằng năm sẽ thấp hơn.
Nhưng điều mà nhiều nông dân không ngờ tới là sàn bê tông tuy có những ưu điểm nhất định, tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng lại có rất nhiều nhược điểm, thậm chí có thể nói là không phù hợp để nuôi lợn một chút nào.
Lợn ngủ trên nền bê tông dễ mắc bệnh hơn.
Vậy, nhược điểm của sàn bê tông là gì?
1. Lợn ngủ trên nền bê tông dễ mắc bệnh hơn
Nói chung, nhiệt độ bề mặt đất tương đối ổn định, bất kể là thay đổi theo mùa hay chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi tối, nhiệt độ bề mặt của sàn đất về cơ bản là giống nhau. Vì vậy lợn sẽ thoải mái hơn khi ngủ trên đó, đặc biệt là về mùa đông, lợn nằm trên sàn đất sẽ không chịu lạnh.
Vào mùa hè, nhiệt độ của sàn bê tông tương đối cao, nhưng vào buổi tối hoặc thậm chí ban đêm, nhiệt độ của sàn bê tông giảm mạnh. Lợn thường ngủ nằm và một nửa cơ thể của chúng tiếp xúc với mặt đất. Nên nếu có sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn sẽ khiến cho nhiều con lợn chưa kịp thích nghi dẫn đến dễ mắc bệnh. Lợn bệnh một khi đã bị bệnh thì phải tiêm, uống thuốc, một số lợn bệnh kéo dài, chậm lớn sẽ ảnh hưởng đến việc xuất bán cuối năm.
Hơn nữa, một khi sàn xi măng được làm sạch, toàn bộ sàn sẽ ẩm ướt, rất dễ sinh sôi vi khuẩn, lợn nằm trên đó chắc chắn sẽ bị vi khuẩn xâm nhập.
2. Nuôi lợn trên nền bê tông dễ khiến lợn bị thương
Lợn thực ra có vẻ đơn giản nhưng không phải vậy, nếu có nhiều lợn trong chuồng, chúng tranh giành, đuổi nhau và thậm chí đánh nhau. Do nền bê tông cứng và tương đối bằng phẳng, nhẵn nên khi lợn chạy nhảy sẽ rất dễ bị thương, thậm chí dễ bị gãy xương sau khi ngã. Khi lợn bị gãy hoặc bị thương thi việc tự phục hồi không dễ, cần phải điều trị. Việc điều trị cũng rất tốn kém và quan trọng hơn cả là sau khi lợn bị thương thường chán ăn, nếu không ăn thì sinh trưởng sẽ chậm lại ảnh hưởng đến năng xuất.
3. Trên nền xi măng, lợn không được bổ sung một số nguyên tố vi lượng
Nếu chúng ta ở nông thôn, chúng ta có thể thấy những con lợn luôn thích chúi mũi vào sàn đất để gặm đất. Việc chúi mũi vào nền đất giúp cho lợn thu được một số nguyên tố vi lượng từ đất như sắt, kali, v.v. Các nguyên tố vi lượng này là những nguyên tố cần thiết trong quá trình sinh trưởng của lợn, giúp lợn tăng cường sức đề kháng và tăng tốc độ sinh trưởng.
Nhưng nếu thay bằng nền bê tông thì lợn không có đường đào đất, khó bổ sung các nguyên tố vi lượng. Sức đề kháng của lợn khi thiếu các nguyên tố vi lượng sẽ giảm đi rất nhiều, nếu thời tiết đột ngột thay đổi hoặc các yếu tố đột biến khác, nhiều con lợn sẽ không kịp thích nghi và rất dễ mắc bệnh.
4. Lợn nuôi trên nền bê tông lông xù, thịt dày nên thường không được giá cao
Nếu lợn được nuôi trên nền bê tông và lợn thích lăn lộn trên sàn sẽ dẫn đến lông lợn có xu hướng trở nên xù xì và phần da trở nên rất dày. Với chất lượng thịt như vậy dẫn đến giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Vậy nền bê tông có nhiều nhược điểm, không phù hợp với chăn nuôi lợn quy mô lớn, nên chọn loại nền nào phù hợp hơn?
Chăn nuôi lợn là một ngành quan trọng trong nền kính tế của đất nước và là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho đời sống con người. Do đo có rất nhiều người đâu tư vào chăn nuôi lợn. Để chăn nuôi lợn đạt năng xuất, chất lượng cao người chă nuôi phải đâu tư chọn nơi ở và nghỉ ngơi cho lợn thật tốt, như vậy mới có lợi cho sự phát triển của lợn.
1. Có thể nuôi lợn trên sàn đất
Nhiều người ở nông thôn dùng nền đất để nuôi lợn, mặc dù khó tẩy rửa nhưng nền đất là nơi thích hợp nhất để nuôi lợn, đây cũng là nơi chăn nuôi nguyên thủy nhất từ xưa đến nay, rất thích hợp với thời đó khi quy mô chăn nuôi lợn chưa lớn.
2. Bạn có thể sử dụng sàn gạch đỏ
Sàn gạch đỏ cũng rất tốt, có thể phát huy tác dụng ấm về mùa đông, mát về mùa hè, vệ sinh cũng rất thuận tiện, dễ dàng hơn nhiều so với nền đất. Bãi đất đỏ cũng trở thành chuồng lợn được ngày càng nhiều trang trại chăn nuôi lợn sử dụng trong những năm gần đây. Nhưng có một điều cần lưu ý là giá thành của gạch đỏ tương đối cao, phù hợp với một số trang trại chăn nuôi lợn cao cấp.
3. Trải thảm rơm trên sàn bê tông
Nếu đã là nền bê tông thì có thể trải một lớp cỏ khô hoặc thảm rơm trên sàn bê tông, điều này cũng có thể ngăn cơ thể lợn tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn bê tông, giảm bớt một số bệnh tật.
Nói chung, nuôi lợn không phải là việc dễ dàng, bạn cần phải chú ý đến các chi tiết, thực tế là bạn phải biết nhiều hơn về việc lựa chọn nền tảng để nuôi lợn, hạn chế sử dụng sàn bê tông vì khi sử dụng sàn bê tông sẽ dẫn đến chất lượng và năng xuất kém hơn.
BL (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)