Tuy nhiên, trong các cuộc khảo cổ ngày nay, khi tiến hành kiểm tra những ngôi mộ này sẽ phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ, đó là nhiều phi tần được chôn trong các ngôi mộ cổ đều có đôi chân bị tách ra.
Điều này khiến rất nhiều người hoang mang, điều gì đã xảy ra với những phi tần này trước khi họ chết?
Trên thực tế, không phải tất cả phi tần, thê thiếp sau khi chết đều sẽ bị tách chân, nếu xảy ra tình huống như vậy liên quan rất nhiều đến tình trạng của phi tần trước khi chết.
(Ảnh minh họa)
Nói chung, những thê thiếp được chôn cất sẽ được ban cho dải lụa trắng dài bảy thước trước khi chết, hoặc họ phải uống rượu độc. Sau khi phi tần chết, họ được chuyển vào hầm mộ chôn cất của hoàng đế.
(Ảnh minh họa)
Ngoài kiểu chết thắt cổ hoặc uống thuốc độc, có một số thê thiếp sẽ trực tiếp bị chôn sống. Họ giãy giụa tìm cách thoát ra ngoài, khiến hai chân bị tách ra. Những phi tần bị chôn sống này về cơ bản đều chết trong lăng vì thiếu dưỡng khí. Điều này có thể giải thích trước khi chết họ hoàn toàn không thể kiểm soát được tư thế dẫn đến khi khai quật chúng ta thấy các bộ hài cốt ở các tư thế khác nhau.
Tất nhiên, những phi tần này sẽ được các hoạn quan và binh lính bên cạnh giám sát đến khi họ chết. Nếu họ tử tế, binh lính và hoạn quan sẽ làm cho họ có tư thế tử tế. Nếu họ vô lễ, những người lính và thái giám này sẽ bỏ mặc.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, những phi tần này sau khi chết sẽ có người đặc biệt đến khám nghiệm tử thi. Thân thể của những phi tần này sau khi chết rất cứng, trừ phi bị gãy xương, nếu không thì tư thế của họ không thể thành hình dáng đẹp như mong muốn.
(Ảnh minh họa)
Do đó, dấu vết của cuộc đấu tranh, giãy giụa để tranh dành sự sống sẽ vẫn còn, vì vậy một số chân của họ sẽ được tìm thấy ở tư thế mở.
Ngoài ra, còn có một giả thiết khác, đó là để đề phòng các phi tần trốn thoát khi mai táng, họ sẽ bị bẻ gãy chân khi còn sống. Đây là nguyên nhân khiến trong các ngôi mộ cổ thường có những xác chết có đôi chân tách rời. Quả thực là phương pháp mai táng khiến người đời sau phải "lạnh sống lưng".
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)