Tào Tháo lúc về già mắc bệnh đau đầu, thường xuyên đau tới chết đi sống lại. Thế là cấp dưới của ông đã mời tới thần y Hoa Đà. Sau khi Hoa Đà chẩn đoán cho Tào Tháo cũng không nghĩ nhiều, lập tức đưa ra phương pháp chữa trị. Ông nói gốc rễ của căn bệnh này là nằm ở trong não, uống thuốc không có tác dụng, cách chữa trị tốt nhất là mở não, loại bỏ nguyên căn thì có thể khỏi bệnh.
(Ảnh minh họa)
Y học thời đại ấy vẫn không hề phát triển, mở não chữa bệnh hoàn toàn là lý luận y học vô cùng tiên tiến, cũng chỉ có thần y như Hoa Đà mới dám đề xuất. Nghe xong phương án trị liệu của Hoa Đà, Tào Tháo vô cùng kinh ngạc và tức giận, làm sao có thể mở não ra được? Nếu mà mở não ra thì chẳng phải sẽ chết hay sao?
Hoa Đà là người thẳng tính, kể luôn trường hợp cạo thịt vào tận xương để trị độc của Quan Vũ, ý muốn thuyết phục Tào Tháo. Chẳng ngờ Tào Tháo lại nghĩ rằng Hoa Đà và Quan Vũ có mối quan hệ thân thiết, muốn nhân cơ hội này để mưu hại ông. Cuối cùng, Hoa Đà chết oan trong ngục, cả đời thần y đến đây là chấm dứt.
(Ảnh minh họa)
Hoa Đà là thần y tế thế, vốn dĩ muốn chữa trị triệt để cho Tào Tháo nhưng lại mang lại tai ương cho chính mình. Trong thời đại ấy, mở não chữa bệnh là một kỹ thuật gần như không thể thực hiện được, Tào Tháo bản tính đa nghi chắc chắn sẽ không dễ dàng tin lời của Hoa Đà, Hoa Đà chẳng khác nào “tự đào hố chôn mình”. Cách tốt nhất chính là đưa ra nhiều phương pháp chữa trị cho Tào Tháo, sau đó để Tào Tháo tự lựa chọn, như vậy mới có thể bảo vệ tính mạng của mình.
Trong chốn công sở cũng vậy, chúng ta cần thích ứng với những công việc được giao, hoàn thành nó một cách tận tâm chứ đừng lười biếng, than vãn công việc nhàm chán hay khó khăn. Nếu cảm thấy mình không thể đảm nhận được công việc này hoặc nhiệm vụ mà cấp trên giao cho bạn không thể chấp nhận được thì hãy từ bỏ nó.
(Ảnh minh họa)
Vốn là những người bươn trải trong xã hội, chúng ta cần phải điều chỉnh lại trạng thái công việc của mình, nâng cao năng lực mọi mặt của bản thân để thích ứng với cấp trên, với công việc. Nếu cấp trên giao cho bạn một nhiệm vụ nào đó mà bạn đều dùng câu “không biết làm” để từ chối, vậy thì cuối cùng sẽ chỉ rơi vào kết cục “anh hùng không có đất dụng võ” hoặc phải rút lui, nghỉ việc. Trong quan hệ cấp trên cấp dưới, lãnh đạo luôn ở địa vị chủ đạo, là cấp dưới cần thực hiện việc chấp hành mệnh lệnh như quân nhân, tuân theo các sắp xếp của cấp trên.
(Ảnh minh họa)
Trong công việc, nếu như có suy nghĩ gì hoặc kiến nghị gì, có thể đưa ra đề xuất với cấp trên, mọi việc hãy báo cáo với cấp trên để được cấp trên phê duyệt, đừng khiến cấp trên cảm thấy mất kiểm soát, hãy dùng năng lực để dành được sự trọng dụng, tín nhiệm của cấp trên. Nếu như lãnh đạo chú trọng kết quả, không quan tâm tới quá trình, vậy thì hãy dùng mục đích làm phương hướng chỉ dẫn, dùng kết quả để thuyết phục cấp trên. Đừng có biết rõ trên núi có hổ mà cứ đâm đầu lên núi, cuối cùng trách móc cấp trên, làm khó chính mình.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)