Ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông xanh, đỏ, vàng?
Căn cứ Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, theo đó hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
- Tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Như vậy có thể thấy tín hiệu đèn giao thông là một trong những hệ thống báo hiệu đường bộ.
Tín hiệu đèn giao thông. (Ảnh minh họa)
Tín hiệu đèn giao thông có 3 màu xanh, đỏ, vàng và có ý nghĩa như sau:
+ Tín hiệu xanh là được đi;
+ Tín hiệu đỏ là cấm đi;
+ Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Đèn xanh cố tình dừng không đi bị phạt bao nhiêu?
Theo Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ, tín hiệu đèn màu xanh là tín hiệu cho phép các phương tiện tham gia giao thông đi. Tuy nhiên, trong trường hợp có người đi bộ hoặc xe lăn của người khuyết tật đang di chuyển trên lòng đường, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường cho họ qua đường.
Đèn xanh cố tình dừng không đi sẽ bị phạt. (Ảnh minh họa)
Theo Nghị định 168/2024, tại Điểm b, Khoản 9, Điều 6 và Điểm c, Khoản 7, Điều 7, mức phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông như sau:
Xe mô tô, xe gắn máy, xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.
Xe ô tô, xe chở người bốn bánh có động cơ, xe chở hàng bốn bánh có động cơ, và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 18.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Các quy định này nhằm đảm bảo trật tự và an toàn giao thông, cũng như bảo vệ quyền lợi của người đi bộ và người khuyết tật.
Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)