Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến tại Việt Nam. Nhưng trên thực tế rất nhiều người đi xe máy vi phạm an toàn giao thông gây nguy hiểm cho bản thân và cho người cùng tham gia giao thông.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Ảnh minh họa.
Trong đó, Khoản 11 Điều 7 quy định tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
- Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
- Tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng. Cụ thể, điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, Khoản 17 Điều 32 quy định tịch thu phương tiện đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy (xe máy) và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Cắt, hàn, tẩy xoá, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ (số máy); đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, tẩy xoá, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ (số máy) tham gia giao thông.
Khoản 3 Điều 35 quy định tịch thu phương tiện đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm: Đua xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp trái phép trên đường giao thông;
Cơ quan công an cũng chi ra, người điều khiển bị tịch thu phương tiện đối với hành vi điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông, theo Khoản 4 Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)