Việc đi xe máy trên vỉa hè không còn xa lạ với người dân Việt Nam, nhất là trong bối cảnh giao thông đô thị thường xuyên ùn tắc. Tuy nhiên, Nghị định 168 đã thể hiện quyết tâm cao của nhà nước trong việc lập lại trật tự giao thông, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người đi bộ.
Trường hợp duy nhất đi xe máy trên vỉa hè mà không bị CSGT phạt 4-6 triệu (Ảnh minh hoạ)
Cụ thể, Khoản 7 Điều 7 của Nghị định 168 quy định, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều", trừ hành vi phạm quy định tại khoản b và các trường hợp xe ưu tiên làm nhiệm vụ khẩn cấp, điều khiển xe đi trên vỉa hè trừ đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan
b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
(Ảnh minh hoạ)
c)Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
d) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Như vậy, có thể thấy rõ ràng rằng, việc đi xe máy trên vỉa hè là vi phạm và sẽ bị xử phạt nặng. Tuy nhiên, có một ngoại lệ duy nhất: người dân có thể đi xe máy qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan hoặc cửa hàng mà không bị phạt.
(Ảnh minh hoạ)
Điều đáng chú ý là, ngoại lệ này chỉ áp dụng cho trường hợp đi ngang qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan. Nếu người điều khiển xe máy đã lên vỉa hè rồi đi dọc một đoạn dài mới rẽ vào nhà thì vẫn có thể bị xử phạt.
Ngoài việc gây mất trật tự giao thông và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, việc đi xe máy trên vỉa hè còn ảnh hưởng đến chất lượng vỉa hè, gây khó khăn cho người đi bộ, đặc biệt là người già và trẻ em. Nghị định 168 ra đời không chỉ nhằm xử lý vi phạm giao thông mà còn là một bước đi quan trọng để bảo vệ quyền lợi của mọi người khi tham gia giao thông.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)